“Người lùn” đã có giấy phép lái xe, xử lý ra sao?

14/10/2008 23:26 GMT+7

Thượng tá Trần Sơn, Phó trưởng phòng Hướng dẫn luật và điều tra xử lý tai nạn giao thông (TNGT), Cục CSGT đường bộ đường sắt (C26) Bộ Công an cho rằng, khi kiểm tra phát hiện người lái xe có GPLX nhưng không đảm bảo đủ điều kiện quy định trong QĐ33/2008 thì phải thu hồi GPLX, nhằm đảm bảo ATGT cho chính người lái xe và cho người khác tham gia giao thông trên đường.

Trường hợp GPLX có thời hạn, khi đến lượt đổi, cơ quan có thẩm quyền đổi GPLX phải căn cứ vào nội dung QĐ33/2008 để xem xét hồ sơ và thực tế để có quyết định cấp tiếp GPLX hay không. Ngoài ra, có lẽ cũng đến lúc cần tính đến phương án thay đổi quy định về cấp GPLX hạng A1 vô thời hạn như hiện nay, bằng cách khi đến một độ tuổi nào đó (độ tuổi cụ thể cần có cơ quan y tế nghiên cứu, ban hành) người có GPLX phải đi kiểm tra sức khỏe, nếu không đủ sức khỏe thì cần hướng dẫn họ di chuyển bằng phương tiện thích hợp.

Trong khi đó, thượng tá Võ Văn Vân, Phó trưởng phòng CSGT đường bộ, Công an TP.HCM, cho rằng theo quy định hiện hành người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy từ 50cm3 trở lên phải có GPLX. CSGT khi dừng xe có dấu hiệu vi phạm luật hoặc quy tắc giao thông, nếu là xe trên 50cm3 sẽ yêu cầu người điều khiển phương tiện xuất trình GPLX, nếu không có sẽ tiến hành ghi lỗi, xử phạt. Còn việc người điều khiển phương tiện có đủ tiêu chuẩn để được cấp GPLX hay không thì thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của ngành y tế trong khám sức khỏe và ngành giao thông vận tải trong sát hạch cấp GPLX. Trường hợp có những khác biệt mà mắt thường có thể phân biệt, chẳng hạn người điều khiển ô tô, mô tô phân khối lớn có GPLX nhưng lại bị khuyết nhiều bộ phận mà theo quy định không đủ điều kiện để sát hạch cấp GPLX, CSGT sẽ tạm giữ GPLX để kiến nghị cơ quan chức năng thẩm tra, xác minh làm rõ...

K.T. Long – Đ.Trung 
(
ghi)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.