Ký ức xích lô trong mắt một người Hà thành cố cựu

09/08/2013 10:25 GMT+7

(TNO) Trước thông tin chính quyền Hà Nội dự kiến 'xóa' tất cả các loại hình xích lô, kể cả xích lô du lịch, Thanh Niên Online đã có cuộc trao đổi với TS Vũ Thế Long, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội UNESCO TP.Hà Nội về tương lai của 'nét đặc trưng văn hóa thủ đô' này.

(TNO) Trước thông tin chính quyền Hà Nội dự kiến “xóa” tất cả các loại hình xích lô, kể cả xích lô du lịch, sản phẩm chủ lực trong ngành "công nghiệp không khói" của kinh tế Hà Nội, Thanh Niên Online đã có cuộc trao đổi với TS Vũ Thế Long, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội UNESCO TP.Hà Nội về tương lai của "nét đặc trưng văn hóa thủ đô" này.

>> Ba tôi xích lô
>> Cần chấn chỉnh xích lô Huế
>> Gắn đời với xích lô
>> Rước dâu bằng xích lô, lính lệ thời Nguyễn
>> Siêu mẫu quốc tế trải nghiệm… xích lô Sài Gòn

Hà Nội xưa: Nhiều xích lô nhưng không tắc đường

* Được biết, ông là người sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Vậy xích lô Hà Nội ngày ông còn nhỏ như thế nào, thưa ông?

- Lúc nhỏ, năm thì mười họa tôi cũng được đi xe xích lô. Mỗi lần theo mẹ lên chợ Đồng Xuân, thường đi bằng điện, còn về bằng xích lô.

Lúc đó, mẹ mua hàng về nấu cỗ Tết, cỗ tế, tay xách nách mang nên đi xe điện không thuận, còn đi xích lô có thể về đến tận nhà. Xe điện rẻ tiền hơn, nhưng đi xích lô lại thuận lợi hơn dù đắt hơn. Ông nội tôi cho cháu đi chơi phố cũng chọn xích lô. Ông già rồi, hai ông cháu cùng ngồi xe đi khắp phố, ông giảng giải cho tôi nghe nhiều điều rất bổ ích.

Lạ một điều, thời đó, Hà Nội không có chuyện... tắc đường.

Khi nhà có người ốm, người đến kỳ sanh nở, thường phương tiện thì người ta chỉ gọi xích lô. Nhà có đồ vật khá nặng cần chuyển đi đâu cũng gọi xích lô là ổn nhất. Xích lô chở cả người và đồ. Xích lô chở người có đệm, phủ vải trắng trên đệm sạch sẽ. Xích lô chở đồ thì không có đệm. Đôi khi người ta cần chở đồ thì bỏ đệm ra và đặt đồ lên... Tóm lại, xích lô là phương tiện an toàn, thuận lợi mà không gây ô nhiễm.




Xích lô là một nét văn hóa đặc trưng của người và đất Hà thành - Ảnh: Ngọc Thắng

Trong thời kỳ "Chiến tranh phá hoại" mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam, chiếc xích lô đã giúp ích rất nhiều trong vận chuyển lương thực, thực phẩm... đạn dược, cứu hỏa và người bị thương ở Hà Nội.

Rất cần gìn giữ!

* Ông đánh giá thế nào về xích lô du lịch Hà Nội?

- Đấy là một nét văn hóa rất đẹp của thủ đô. Cần gìn giữ! Tôi có nhiều chương trình làm việc với khách du lịch ở Hà Nội. Hầu hết đều rất thích tour đi xích lô tham quan phố cổ vì ở thành phố Hà Nội không thể đi bộ được.

Chúng ta không có không gian cho người đi bộ nên đi bộ ở Hà Nội là rất mất an toàn. Đi xích lô thuận tiện hơn. Người ngồi trên xích lô đi từ từ có thể quay phim chụp ảnh, sống chung, hòa vào với khung cảnh xung quanh. Rất sôi động mà lại an toàn. Ngồi trên xe, có cảm giác như đang ngắm một sân khấu sống động, không sợ mưa nắng...

Tôi có dịp đi công tác ở một số thành phố bên Nhật. Như Kyoto chẳng hạn. Ở đó, họ không có xích lô nhưng họ vẫn giữ lại cái xe kéo để chở khách du lịch. Xe kéo to và kềnh càng hơn xích lô và người kéo lực lưỡng cầm càng kéo chạy băng băng. Du khách rất thích đi xe kéo. Cái xe kéo nó tạo nên một không gian lãng mạn rất hấp dẫn du khách và tạo việc làm cho người lao động.

Tôi cũng có dịp làm việc ở một số thành phố bên Hà Lan. Dân Hà Lan sáng tạo ra rất nhiều loại xích lô để chở khách du lịch rất đẹp và không gây ô nhiễm, chẳng tắc đường bao giờ. Giao thông công cộng ở Hà Lan rất tốt và cũng có tắc nghẽn giao thông nhưng người ta vẫn dành không gian cho xích lô.

 







Du khách, đặc biệt là du khách người nước ngoài rất thích thú với chương trình tham quan phố cổ Hà Nội bằng xích lô - Ảnh: Ngọc Thắng

Không nên xóa, chỉ nên tổ chức lại

* Nhưng ô tô xe máy quá nhiều đang lấn không gian của xích lô, nên đi xích lô giờ cũng có vẻ kém an toàn hơn trước.

- Tôi nghĩ vấn đề là nên tổ chức lại cho xích lô hoạt động. Ví dụ như có những tuyến đường nhất định và chỉ được đi vào những giờ nhất định. Không đi thành doàn dài rồng rắn mà đi lẻ từng chiếc một... Thiết kế xe đẹp hơn, an toàn và thuận lợi hơn...

* Nếu xích lô Hà Nội bị xóa sổ, theo ông, có nên dựng một bảo tàng xích lô không?

- Không cần xây thêm bảo tàng xích lô làm gì cho tốn kém. Nhưng xích lô là vật nên giữ trong bảo tàng. Bảo tàng Hà Nội có thể có góc trưng bày về xích lô Hà Nội. 

Tiến sĩ Vũ Thế Long là một người Hà Nội kỳ cựu. Ông sinh năm 1947 tại Hà Nội, là tiến sĩ chuyên ngành Cổ sinh học, nguyên Trưởng phòng Con người - Môi trường Viện khảo cổ học Việt Nam, Tổng thư ký Hội ẩm thực Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội UNESCO TP.Hà Nội...

Trinh Nguyễn
(thực hiện)

>> Ông "Nộm" đất Hà thành
>> Chung kết Duyên dáng Hà thành năm 2012
>> Nồng nàn sắc hoa Hà thành
>> Sắc hoa tháng năm Hà Thành
>> Đại gia sách cũ đất Hà Thành
>> Tình ca ghi ở Hà thành - Thơ của Phạm Hồ Thu
>> Dàn sao K-pop khuấy động sân khấu Hà thành
>> Giới trẻ Hà thành đón Valentine
>> Những tay chơi cổ vật Hà thành - Người Hà Nội xưa
>> Những tay chơi cổ vật Hà Thành: “Ông trùm” tiền cổ
>> Những tay chơi cổ vật Hà thành - Người bày cỗ văn hóa
>> Giới trẻ Hà thành hào hứng với đánh trận giả bằng súng sơn

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.