Lịch sử chiếc cà vạt

26/10/2005 22:18 GMT+7

Lâu nay, cà vạt đã trở thành vật không thể thiếu của nam giới trong những dịp lễ lạc. Thông qua chiếc cà vạt, người ta có thể nhận biết địa vị xã hội, nghề nghiệp và cả "gu" thẩm mỹ của người đeo nó. Thống kê cho thấy người Mỹ chi hơn 1 tỉ USD mỗi năm để mua 100 triệu cà vạt, điều này tương đương với việc mỗi nam giới trên 20 tuổi ở nước này sở hữu một chiếc.

Nguồn gốc

Có rất nhiều tranh cãi về nguồn gốc ra đời của chiếc cà vạt. Theo các nhà sử học, cà vạt xuất hiện sớm nhất tại Ai Cập. Đây là một phần không thể thiếu trong trang phục của quý ông xứ kim tự tháp vì nó thể hiện địa vị xã hội của họ. Tuy nhiên, vào năm 1974, khi ngôi mộ vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng được khai quật, người ta phát hiện ra rằng khoảng 7.500 tượng binh lính bằng đất nung được dựng quanh lăng mộ đều được quàng quanh cổ một khăn lụa có thắt nơ. Những pho tượng này có niên đại khoảng năm 210 trước Công nguyên. Giới sử gia Trung Quốc khẳng định đây là "tổ tiên" của những chiếc cà vạt hiện đại. Trong khi đó, nhiều người cho rằng cà vạt có xuất xứ từ La Mã, bắt nguồn từ những chiếc khăn quấn cho ấm cổ của đội quân La Mã. Trong các tác phẩm nghệ thuật từ thời Hoàng đế La Mã (năm 113 sau Công nguyên), nam giới đều thắt những chiếc cà vạt giống với chiếc cà vạt hiện nay.

Hành trình chinh phục thế giới

Cà vạt bắt đầu "bành trướng" thật sự ở châu u vào thế kỷ thứ 17 và tạo cơn sốt khi vua Louis XIV (Pháp) chú ý đến các chiếc khăn bắt mắt mà những người lính Croatia quấn quanh cổ. Do đó, trong suốt giai đoạn trị vì của vị vua này, chiếc khăn của binh sĩ Croatia đã được chấp nhận ở Pháp và tạo thành một trào lưu đeo cà vạt ở nước này. Cũng từ đó, cà vạt - tên gọi cho chiếc khăn quấn quanh cổ - ra đời. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tiếng Pháp "cravatte" (khăn, cà vạt) bắt nguồn từ "croatta" trong tiếng Croatia.

Năm 1827, văn hào Honore de Balzac lần đầu tiên giới thiệu cà vạt trong văn chương với tác phẩm Nghệ thuật thắt cà vạt, mô tả một số nguyên tắc thẩm mỹ để thắt cà vạt. Mãi đến thế kỷ 19, nam giới châu u mới đeo những chiếc cà vạt có kích cỡ và kiểu thắt khác nhau theo truyền thống của đất nước họ. Ngoài ra, họ thắt những kiểu tượng trưng cho các chủ đề được yêu thích như Dân chủ, Trung thành, Du lịch... Cà vạt biểu trưng cho sở thích cá nhân cũng như địa vị xã hội của người đeo nó thông qua các kiểu dáng và kiểu thắt nút khác nhau.

Cà vạt 3 mảnh

Vào thế kỷ 19, cà vạt có kiểu dáng giản đơn và thông dụng hơn. Từ năm 1890 - 1900, xuất hiện loại cà vạt có các đường sọc trắng, xanh da trời, đỏ, vàng và xanh lá cây trên nền đen. Sau Thế chiến thứ nhất, nền đen được thay thế bằng các gam màu sống động hơn. Năm 1924, J.Langsdorf - một chủ tiệm cà vạt ở New York (Mỹ) - đã thiết kế kiểu cà vạt 3 mảnh vừa dễ thắt, giữ được hình dạng nguyên thủy mà lại chắc chắn và đẹp hơn. Mẫu thiết kế của ông nhanh chóng lan rộng trên khắp thế giới và người ta đã dùng loại cà vạt 3 mảnh thay cho cà vạt một mảnh truyền thống.

Thế chiến thứ hai đã đem lại những thay đổi mới cho các loại vải được dùng để may cà vạt. Lụa truyền thống được thay thế bằng lụa nhân tạo. Thập niên 70-80 của thế kỷ trước mang lại những xu hướng thời trang mới. Đó là sử dụng kỹ thuật in ấn đặc biệt trên cà vạt. Thập niên 80, những chiếc cà vạt bản lớn của thập niên 70 được thay thế bằng loại nhỏ hẹp hơn. Những loại cà vạt với các mẫu thiết kế hài hước cũng bắt đầu xuất hiện với các nhân vật châm biếm, các biểu tượng sinh thái học, kiểu tấm thảm hay tranh vẽ từ trí tưởng tượng của con người... (Japan Today, Wikipedia)

Châu Yên

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.