Tuổi 17 sống mãi của Lưu Quang Vũ

Trinh Nguyễn
Trinh Nguyễn
14/12/2022 09:35 GMT+7

Sống mãi tuổi 17 sẽ lưu diễn cho học sinh, sinh viên, đoàn viên thanh niên cả nước năm 2023. Nhà hát Tuổi trẻ cũng biểu diễn phục vụ lãnh đạo Đảng và Nhà nước cùng 980 đại biểu chính thức tham dự Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ XII đêm 13 - 14.12.

Mở đầu Sống mãi tuổi 17, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã có một đoạn thoại rất hay về tự do. Khi người đàn ông đứng tuổi nói: “Tôi không thích chính trị, tôi chỉ thích tự do”, đáp lại, chàng trai trẻ Lý Tự Trọng chất vấn, tự do khi xung quanh còn nước mất thì tự do đó để làm gì?. “Vì tự do cho đất nước bác, vì tự do cho đất nước tôi”, chàng thanh niên 17 tuổi nói.

Những cảnh đời đau khổ mất tự do trong Sống mãi tuổi 17

nhà hát tuổi trẻ

Sống mãi tuổi 17 sẽ lưu diễn cho học sinh, sinh viên, đoàn viên thanh niên cả nước năm 2023. Nhà hát Tuổi trẻ cũng biểu diễn phục vụ lãnh đạo Đảng và Nhà nước cùng 980 đại biểu chính thức tham dự Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ XII đêm 13 - 14.12.

Vở diễn có nhiều đối thoại để từ đó nhận thức lý tưởng cộng sản được rõ nét hơn

nhà hát tuổi trẻ

NSƯT Sĩ Tiến, Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ, cho biết: "mùa" kịch Lưu Quang Vũ hàng năm, đơn vị của ông đã mang tới những tác phẩm phản ánh đời sống xã hội như Hoa cúc xanh trên đầm lầy, Ai là thủ phạm?, Tin ở hoa hồng, Ông không phải là bố tôi

Người thanh niên trẻ truyền cảm hứng cách mạng Lý Tự Trọng

nhà hát tuổi trẻ

Lần này với Sống mãi tuổi 17, khán giả sẽ đến với kịch Lưu Quang Vũ trong một vở diễn lấy bối cảnh từ thời kỳ đất nước chưa giành được độc lập, là tác phẩm đầu tay của ông từng được dàn dựng tại Nhà hát Tuổi trẻ hơn 40 năm trước.

Quan trọng, thông điệp của vở kịch về lý tưởng và ý chí quyết tâm, sẵn sàng gánh vác sứ mệnh và trọng trách của thế hệ thanh niên Việt Nam trước Tổ quốc vẫn còn nguyên.

Cuộc đối thoại của những người trẻ luôn mang đến cảm xúc

nhà hát tuổi trẻ

Những nhân vật có tính cách, cảnh đời riêng trong Sống mãi tuổi 17 được ông Vũ xây dựng và dàn diễn viên Nhà hát Tuổi trẻ tái hiện rõ nét. Đó là Lý Tự Trọng giàu nhiệt huyết mọi lúc, mọi nơi; người chị gái đi làm đĩ để nuôi em trai ăn học, tên cò Lơgơrăng xảo quyệt gian ác, Bảy thẹo dần dần trở nên hiểu về cách mạng hơn…

Dàn dựng sân khấu cũng có những hiệu quả thẩm mỹ đáng kể. Ánh sáng được tiết chế và có điểm nhấn. Ở cảnh phòng tử tù, ánh sáng tập trung rọi vào nơi các tử tù nói chuyện, trong khi xung quanh tối và lạnh.

Trong hiệu ứng ánh sáng này, Lý Tự Trọng tiếp tục nói những câu chuyện lạc quan, nhiều tử tù khác vẫn gọi nhau dậy học chữ. Cũng có những phút giây trầm lắng khi mọi người hỏi Lý Tự Trọng đã bao lâu chưa về quê, đã bao lâu chưa được gặp mẹ.

Nhà tù cũng là một trường học

nhà hát tuổi trẻ

Bảy thẹo, một người tù không phải tù chính trị cũng được cảm hóa ở đây. Nhân vật nói: “Nếu tôi được ra tôi sẽ theo Đảng Cộng sản”. Giây phút này cho thấy sức mạnh cảm hóa của Lý Tự Trọng, một thành viên Đoàn Thanh niên Cộng sản. Nó cũng giống với sự e ngại của thực dân lúc đó về sức mạnh của tổ chức này, sức mạnh của tuổi 17 sống mãi mà Lưu Quang Vũ đã gửi gắm.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.