Kinh tế toàn cầu giữa dịch Covid-19: Khi Mỹ 'hắt hơi', thế giới cũng run rẩy

02/08/2020 09:02 GMT+7

Các nhà kinh tế cho rằng chính sách của Mỹ đe dọa sẽ kéo cả thế giới xuống cùng khi quốc gia này gặp khó khăn trong việc đối phó với đại dịch Covid-19 hiện đang được xem là nguy cơ chính đối với bất kỳ sự phục hồi toàn cầu nào.

Năm 2018, kinh tế toàn cầu về cơ bản đã được Mỹ kéo đi khi tiền mặt dư thừa từ việc cắt giảm thuế và chi tiêu chính phủ đổ ra các thị trường toàn cầu. Nhưng nếu chính sách của Mỹ đã có thể “đẩy thuyền” thế giới thì chính sách của Mỹ hiện nay cũng đang đe dọa sẽ làm thế giới “lật thuyền”.
Phản ứng của Mỹ trước đại dịch Covid-19 đã trở thành nguy cơ chính đối với sự phục hồi kinh tế toàn cầu mặc dù Tổng thống Donald Trump cho rằng kinh doanh đang trở lại bình thường. Ông nói “nền kinh tế của chúng ta đang quay lại, nó đang trở lại cực kỳ mạnh mẽ”.

Thống đốc bang Florida Ron DeSantis phát biểu khi ông tham gia vào sự kiện "Phản ứng trước Covid-19 và Sự chuẩn bị cho bão" với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Florida (Mỹ) ngày 31.7

Reuters

Chính phủ Mỹ đã cam kết chi khoảng 3 nghìn tỉ USD để giúp nền kinh tế vượt qua cơn bão đại dịch. Nhưng dịch bệnh này gây ra nhiều thiệt hại kỷ lục trong khi những chương trình hỗ trợ này sắp hết hạn. Đối với các nền kinh tế lớn khác, đó là gánh nặng lớn chồng chất thêm lên những khó khăn của chính họ.
Nền kinh tế Mỹ chiếm khoảng 1/4 tổng sản phẩm quốc nội của toàn thế giới. Phần lớn trong số đó có liên quan đến dịch vụ. Chịu tác động trực tiếp của Covid-19 là các ngành nghề như nhà hàng, nơi có liên kết yếu với nền kinh tế toàn cầu.

Để giúp giữ cho các nhà hàng mở cửa, không gian ăn uống đã được phân bổ dọc theo đường cao tốc 101 ở Encinitas, California (Mỹ) ngày 30.7

Reuters

Nhưng vẫn có các kết nối. Một người mất việc làm dẫn đến chi tiêu mua sắm thấp hơn, dẫn đến nhập khẩu ít hơn. Nhập khẩu của Mỹ cho đến tháng 5.2020 đã giảm hơn 13%. Và các quan chức trên khắp thế giới đang như “ngồi trên đống lửa”.
Lấy ví dụ nước Đức – nơi có phản ứng với đại dịch được coi là hiệu quả. Trong tháng 5, xuất khẩu của Đức sang Mỹ đã giảm hơn 1/3 so với mọi năm. Tại Nhật Bản, tốc độ phục hồi được xem là liên quan trực tiếp với những nỗ lực của Mỹ. Những nơi như Canada sẽ đặc biệt khó khăn vì khoảng 3/4 xuất khẩu của Canada là sang Mỹ.

Một nhân viên y tế đo thân nhiệt của một người đàn ông xếp hàng để lấy thức ăn miễn phí tại công viên công cộng ở Mexico City (Mexico) ngày 30.7

Reuters

Ở biên giới phía nam nước Mỹ, bức tranh cũng ảm đạm không kém với Mexico. Tổng thống Mexico đã thực hiện một chuyến đi đầy rủi ro đến gặp Tổng thống Donald Trump vào tháng 7 - xem đó là việc phải làm về kinh tế. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo về một yếu tố rủi ro khác: bất ổn xã hội, liên quan sự gia tăng nghèo đói ở Mỹ. IMF dự kiến GDP của Mỹ sẽ giảm 6,6% trong năm 2020.
Và đã có một viễn cảnh ảm đạm cho kinh tế toàn cầu mà theo nhận định của Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva thì “gần 95% các quốc gia có thể sẽ lâm vào cảnh tồi tệ hơn trong năm 2020 với thu nhập bình quân đầu người thấp hơn năm 2019”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.