Phát hiện hóa thạch của loài khủng long mới tại Argentina

15/12/2019 08:12 GMT+7

Các nhà cổ sinh vật học Argentina đã phát hiện ra dấu vết của một loài khủng long ăn cỏ mới, từng sinh sống ở khu vực phía nam El Calafate cách đây khoảng 70 triệu năm.

Đây là những tàn tích hóa thạch của một trong những loài vật khổng lồ cuối cùng trên Trái Đất. Theo các nhà khoa học ở Argentina, Nullotitan Glaciaris là một loài khủng long mới được phát hiện. Những hóa thạch được tìm thấy ở Patagonia (Argentina).

Hóa thạch khủng long mới được trưng bày

Reuters

“Những khám phá này là từ một địa điểm khảo cổ mới chứa đầy hóa thạch thực vật, hóa thạch khủng long và các đốt sống khác. Nó đã tiết lộ một hệ sinh thái từ khoảng 70 triệu năm trước, trước khi khủng long bị tuyệt chủng.”, nhà cổ sinh vật học Fernando Novas cho biết.
Các nhà khoa học cho rằng loài Nullotitan rất phổ biến trong khu vực dựa trên số lượng hóa thạch họ tìm thấy tại địa điểm này. Loài Nullotitan dài đến 25 mét, là một động vật ăn cỏ, có cổ dài và bốn chân. Các nhà khoa học cũng phát hiện ra một loài động vật ăn cỏ nhỏ hơn: Isasicthon santacrucensis.

Nhà cổ sinh vật học Fernando Novas giải thích về các mẫu hóa thạch với khách tham quan

Reuters

Ông Novas nói thêm, “Điều thú vị về khám phá này là chúng tôi đã tìm thấy nhiều xương, của cả con trưởng thành và con non, tất cả trộn lẫn với nhau. Đây là một trong số ít những khám phá cho chúng ta thấy rằng những loài khủng long này sống theo nhóm, theo bầy.”
Theo các nhà khoa học, hành vi đó đã giúp bảo vệ những loài khủng long mới vừa được phát hiện này trước các loài thích ăn thịt.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.