AI định hình ngành công nghiệp game trị giá 200 tỉ USD

27/07/2023 08:32 GMT+7

Trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới lo lắng trí tuệ nhân tạo (AI) cướp đi việc làm của con người, đối với ngành công nghiệp game trị giá 200 tỉ USD, cuộc cách mạng đã bắt đầu.

Theo Bloomberg, nhiều công ty trong lĩnh vực giải trí số đang giảm thiểu chi phí bằng cách áp dụng và phát triển các công cụ AI mới. Động thái này có thể gây ảnh hưởng đến công việc của hàng trăm nghìn người, nhưng lại tạo cơ hội cho các studio nhỏ phát triển, thúc đẩy sự sáng tạo và mang lại lợi ích cho các game thủ trên toàn thế giới.

Những người đứng đầu tại hãng sản xuất game GALA Sports đã hủy bỏ các dự án không liên quan đến AI, buộc các trưởng bộ phận nghiên cứu về máy học (machine learning) và treo thưởng lên tới 7.000 USD cho các ý tưởng AI mới lạ.

Giám đốc điều hành GALA Sports Jia Xiaodong lo sợ công ty đang bị chậm trễ trong cuộc chạy đua AI vì tác động của công nghệ này đối với ngành công nghiệp game 3 - 4 tháng qua có ảnh hưởng mạnh mẽ như những thay đổi suốt 30 - 40 năm qua trong ngành.

Ngành công nghiệp trò chơi điện tử là một trong những ngành đầu tiên cảm nhận được áp lực đến từ AI. Trước khi OpenAI gây bão trên toàn thế giới với ChatGPT vào tháng 11.2022, OpenAI Five của công ty đã đánh bại đội tuyển vô địch thế giới bộ môn Dota 2 vào năm 2019.

Sự ra đời của AI mang đến cho ngành công nghiệp một cơ hội hiếm có để tái định hướng mô hình kinh doanh. Theo nhà phân tích Kenji Fukuyama của UBS Securities, thời gian và chi phí đầu tư cho những dự án game có thể được cắt giảm một nửa nhờ AI. Phó chủ tịch của công ty startup AI lớn nhất Nhật Bản Preferred Networks Masaaki Fukuda cho biết không gì có thể đảo ngược, ngăn chặn hoặc làm chậm xu hướng AI hiện tại.

Theo cựu nhà sản xuất Touken Ranbu Yuta Hanazawa, các game di động từng tốn khoảng 40 triệu yen để sản xuất cách nay 15 năm, hiện yêu cầu tối thiểu 500 triệu yen vì chi phí đồ họa tốn kém.

-1x-1.png

AI có thể giải quyết bài toán chi phí đồ họa cho các nhà phát triển game

Chụp màn hình

Hanazawa cho biết AI là công cụ thay đổi cuộc chơi mà ông đã chờ đợi từ lâu, nó hứa hẹn sẽ hồi sinh toàn bộ ngành công nghiệp game bằng cách giải phóng các nhà phát triển khỏi gánh nặng sản xuất đồ họa. 

GALA Sports đã sử dụng các dịch vụ AI tạo sinh chuyển đổi văn bản thành hình ảnh, bao gồm trình Stable Diffusion và Midjourney, để xây dựng bộ công cụ nội bộ nhằm tạo ra các mô hình 3D. Công việc này trước đây phải mất 2 tuần và tiêu tốn 28.000 USD để thuê nhân công, giờ đây chỉ cần nửa ngày để hoàn thành nhờ AI. Ngoài ra, GALA Sports còn có một nhóm chuyên xây dựng các công cụ khác để trợ giúp lập trình, thiết kế và chăm sóc khách hàng.

Nhược điểm lớn nhất của quá trình tự động hóa này là người lao động bị mất việc vì AI. Nhà phân tích ngành game Serkan Toto cho biết AI có thể xóa sạch toàn bộ danh mục công việc trong quá trình sản xuất game như kiểm soát chất lượng, gỡ lỗi, hỗ trợ khách hàng hoặc dịch thuật.

Công ty Morikatron có trụ sở tại Tokyo (Nhật Bản) ra mắt Red Ram, một trò chơi điện tử được tạo bởi Stable Diffusion và ChatGPT. Người sáng lập Morikatron Yukihito Morikawa cho biết đây là một trò chơi không thể phát triển nếu không có sức mạnh của AI, bởi vì bạn cần một lượng tài nguyên văn bản và nghệ thuật vô hạn.

Nhà sản xuất tựa game 428: Shibuya Scramble Yosuke Shiokawa nói rằng trong một hoặc hai thập kỷ tới, mọi người đều có thể tạo trò chơi của riêng mình. Đây là mối đe dọa đối với mô hình freemium, miễn phí chơi game nhưng cần bỏ tiền ra mua các tính năng bổ sung, như game Dota 2Fortnite

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.