Căng thẳng trước giờ bão đổ bộ

27/09/2005 00:32 GMT+7

Chiều 26/9, Thủ tướng Phan Văn Khải đã trực tiếp xuống Cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghe đại diện các bộ, ngành báo cáo về công tác phòng, chống cơn bão số 7 và chỉ đạo thực hiện một số biện pháp khẩn cấp chống bão. Trong khi đó, Phó thủ tướng Vũ Khoan đã đi Hải Phòng, Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đi Nam Định... để trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo việc phòng, chống bão.

Báo cáo với Thủ tướng, ông Đặng Quang Tính, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão cho biết: đến chiều ngày 26/9, các địa phương có thể bị ảnh hưởng trực tiếp từ cơn bão đã làm hết sức để sửa chữa, hàn gắn 20 km đê biển bị hư hỏng, vỡ từ cơn bão số 6, trừ Hải Phòng còn có một số khó khăn do có 3 tuyến đê bị vỡ gần như hoàn toàn. Các địa phương cũng đã huy động một khối lượng khổng lồ đá hộc, vải bạt... để  khắc phục những đoạn đê kè bị hư hỏng. Việc di dời dân ở các vùng ven biển được thực hiện rất khẩn trương.
 
Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo với Thủ tướng: Trung tâm của cơn bão từ Nam Định đến Nghệ An (tập trung ở đoạn Nam Định-Thanh Hóa), sau đó di chuyển sâu vào đất liền các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nam, Hòa Bình, Sơn La và vùng Thượng Lào. Tuy nhiên, phía bắc Bắc Bộ (Hải Phòng và Quảng Ninh) lại là nơi có gió rất mạnh, có thể giật trên cấp 11 sẽ kèm theo triều cường, nước dâng sẽ ảnh hưởng mạnh nhất vào sáng và trưa ngày 27/9.


Sơ đồ đường đi của bão số 7


Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết: "Sức gió vào đất liền rất mạnh, có thể mạnh tới cấp 11-12. Đây là cơn bão mạnh nhất vào miền Bắc kể từ năm 1996 đến nay, tác động trên diện rộng và diễn biến rất phức tạp". Ông Phát nhấn mạnh: "Điều nguy hiểm là cơn bão vào đất liền khoảng 10 giờ, 11 giờ đến 13 giờ trưa
Bộ Quốc phòng đã lệnh cho các Quân khu 1, 2, 3, 4, 5; Quân chủng phòng không không quân, hải quân, bộ đội biên phòng, quân đoàn 1, 2, các binh chủng, các tổng cục... triển khai các phương tiện ứng cứu nhanh nhất, hiệu quả nhất để bảo đảm tính mạng và tài sản nhân dân. Tính đến 16 giờ ngày 26/9, các đơn vị quân đội đã triển khai lực lượng, phương tiện đến các địa bàn xung yếu với tổng số 25.547 chiến sĩ; 1.156 phương tiện các loại, 14.180 phao cứu sinh, 30 nhà bạt. Ngày 25/9, Bộ Quốc phòng đã tổ chức 9 lần bay quan sát, bắn pháo hiệu, thông báo cho các tàu thuyền ngoài khơi từ vùng biển Quảng Ninh đến Đà Nẵng về tránh bão. Bộ đội biên phòng đã huy động 3.377 cán bộ chiến sĩ, 254 tàu thuyền, ô tô các loại thông báo, gọi được 11.118 phương tiện, 19.056 người dân đang hoạt động trên biển về nơi trú ẩn.  (Q.Thuần)
mai (ngày 27/9-TN), vào đúng lúc thủy triều lên cao nên cộng với sức gió sẽ rất nguy hiểm. Trong khi đó, đê biển miền Bắc chỉ thiết kế chịu được bão cấp 9, nếu bão trên cấp 9 cộng với thủy triều dâng cao thì rất gay".

Tại cuộc họp, đại diện Bộ Quốc phòng và Bộ Công an cũng báo cáo về việc chuẩn bị nhân lực để hỗ trợ di dời dân, cứu nạn và có đề nghị xuất kho dự trữ ở các nơi về áo phao, phao cứu sinh, vải bạt... do hiện nay đã xuất hiện tình trạng thiếu các trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn. Thủ tướng Phan Văn Khải ngay lập tức đã chỉ đạo xuất hết các loại thiết bị trên để phục vụ dân và trang bị cho lực lượng công an, quân đội trực tiếp đi phòng, chống bão. Thủ tướng nói: "Có bao nhiêu trong kho xuất hết, nếu thiếu thì phải mua thêm ở ngoài". Thủ tướng nhấn mạnh: "Nhà cửa có thể bị bão đánh sập nhưng sinh mạng của người dân phải được giữ gìn, hạn chế tổn thất đến mức thấp nhất. Tất cả các phương tiện: xe nhà nước, xe tư nhân, xe quân  đội phải tập trung lo đưa người dân ở các vùng ven biển, vùng trũng di dời ngay trong chiều nay...".

Mạnh Quân - Liên Châu

Tối qua, bão vẫn duy trì sức gió mạnh cấp 12

* Có khả năng gây lụt đến 5,5 mét

Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương tối qua (26/9) cho biết, khoảng từ 7 đến 10 giờ hôm nay (27/9), bão số 7 sẽ đổ bộ vào đất liền, khả năng sẽ đổ bộ vào tỉnh Thanh Hóa. Chiều 26/9, bão số 7 vẫn duy trì sức gió mạnh đến cấp 12 (từ 118 - 133 km/giờ) sau khi đổ bộ vào đảo Hải Nam, Trung Quốc. Ngay sau khi đi vào vịnh Bắc Bộ vào chiều tối 26/9, bão số 7 đã gây ra gió mạnh cấp 10, giật trên cấp 10 ở phía bắc vịnh Bắc Bộ, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa đã có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật trên cấp 7. Đến 19 giờ ngày 26/9, tâm bão còn cách bờ biển Hải Phòng - Nghệ An khoảng 250 km về phía đông, tiếp tục tiến vào đất liền theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 km và ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Trị. Do ảnh hưởng của bão, ở vịnh Bắc Bộ có gió bão mạnh cấp 9, cấp 10, vùng gần tâm bão cấp 11, cấp 12, giật trên cấp 12, biển động dữ dội. Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Trị, có gió mạnh cấp 6, cấp 7, sau tăng lên cấp 8, cấp 9; riêng các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh gió bão mạnh dần lên cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão cấp 10, cấp 11, giật trên cấp 12. Vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh cần đề phòng nước biển dâng do bão kết hợp với thủy triều cao từ 3,5 đến 4,5m. Đặc biệt các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa, một số nơi có thể cao từ 4,5 đến 5,5m. Ở các tỉnh thuộc phía đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to. Cần đề phòng úng ngập ở vùng thấp, vùng trũng; lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi.

M.V

Ghi nhanh từ các địa phương

Nam Định: Người dân nhường chỗ ở cho đồng bào sơ tán. Hàng nghìn lao động đã khẩn trương gia cố các tuyến đê xung yếu nhất ở ba huyện Hải Hậu, Giao Thủy và Nghĩa Hưng. Ông Trần Minh Oanh, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cho biết: "Tỉnh đã huy động khoảng 10.000 người, chuẩn bị 50 xe khách, 27 xe tải... túc trực, sẵn sàng ứng chiến". Tỉnh cũng đã sơ tán 80.000 người ở các huyện Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hưng đến nơi an toàn. Đến 18 giờ 30 tối qua, riêng huyện Giao Thủy đã di dời được 47.000 người, trong đó có 100% số dân của tất cả 9 xã ven biển.

Quảng Ninh: Đến 16 giờ ngày 26/9 lực lượng hộ đê đã rải xong 5.000m2 bạt chắn sóng, 200 rọ đá tại điểm trọng yếu tuyến đê biển Hà Nam. 8.100 người ở 4 xã trong vùng đê biển yếu này là Phong Hải, Liên Vị, Liên Hòa và Tiền Phong được đưa vào sâu đất liền trú bão.

Nghệ An: Toàn bộ 3.865 hộ dân sống trong các vùng thấp trũng và ven biển ở các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Hưng Nguyên và thị  xã Cửa Lò đã được sơ tán, di dời đến khu vực an toàn. 4.100 tàu thuyền hoạt động ngoài khơi 


Hàng ngàn người dân vùng ven biển huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) đã được sơ tán đến nơi an toàn trước khi bão số 7 tràn đến (ảnh: TTXVN)

đã được gọi về nơi trú ẩn. 12.800m2 vải bạt, 2.445 rọ thép đã được sử dụng để gia cố  khu vực đê xung yếu. Ban Chỉ huy PCLB tỉnh đã trang bị hơn 200 áo phao cho các huyện ven biển, huy động hơn 20.000 người, 134 ô tô, 80 thuyền, 7 máy xúc chuẩn bị sẵn sàng để ứng cứu.

Thanh Hóa: Đến 19 giờ cùng ngày, hơn 75.000 người dân của 6 huyện, thị xã ven biển gồm Tĩnh Gia, Quảng Xương, Sầm Sơn, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn đã được sơ tán an toàn. Tỉnh Thanh Hóa cũng đã kêu gọi được 2.475 tàu đánh cá về trú ẩn nhưng vẫn còn 3 chiếc tàu chưa liên lạc được. Để đối phó với cơn bão, tỉnh đã huy động hàng vạn dân quân, 600 công an, 1.200 bộ đội và hơn 30.000 dân hoàn thành việc gia cố hơn 75 km đê biển.

Nhóm PV Thời sự

Toàn cảnh cơn bão số 7

 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.