Chuyện từ một đảo quốc

10/11/2005 14:52 GMT+7

Nhân dịp đoàn Duyên Dáng Việt Nam do Báo Thanh Niên và VNA tổ chức đã đến đất nước Australia bắt đầu cho Tuần lễ giao lưu văn hóa Việt Nam tại đây. Bài viết này giúp bạn đọc Báo Thanh Niên có cái nhìn tổng thể về đảo quốc khổng lồ này.

Vào cuối thế kỷ XVII khi người châu u đặt chân đến Australia, người bản xứ Australia chỉ có khoảng 300.000 người, cư trú rải rác thành những nhóm nhỏ sống bằng du mục trên các vùng đất rộng mênh mông. Lúc đầu họ sống theo lối săn bắn và hái lượm, cốt chỉ để kiếm được những sản phẩm đủ cho nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống đơn giản của họ. Mặc dù, với lối sống đơn giản nhưng sự phát triển của một đời sống văn hóa và tinh thần ngày càng phong phú. Người bản xứ ở đây đã tạo ra một nền văn hóa độc đáo trong thế giới riêng biệt của đảo quốc.

Năm 1642, nhà hàng hải Hà Lan Abel Tasman lập bản đồ của một phần bờ biển Tasman. Nhà hàng hải người Anh W.Dampier thám hiểm vùng bờ biển phía Tây năm 1688, rồi quay trở lại một lần nữa vào năm 1699. Năm 1770, thuyền trưởng James Cook thám hiểm vùng Nam Thái Bình Dương để vẽ bản đồ bờ biển phía Đông của vùng lãnh thổ rộng lớn này, lúc đó vùng này có tên gọi là New Holland. J. Cook nhân danh Quốc vương Anh giành quyền sở hữu phân nửa lục địa phía Đông.

Tháng giêng năm 1788, thuyền trưởng Arhtur Phillip cùng 732 tù nhân khổ sai, 450 thủy thủ, binh lính và gia đình họ cập bến ở vịnh Botany ở bờ biển phía Đông của Australia. Nhà tù khổ sai được chuyển về khu cảng Jackson (thành phố cảng Sydney hiện nay). Năm 1802-1803, thuyền trưởng Matthew Flinders thực hiện chuyến đi vòng quanh lục địa này. Vì lo ngại trước sự hiện diện chuyến đi vòng quanh lục địa này, thực dân Anh chiếm toàn bộ lục địa và tuyên bố chủ quyền. Năm 1814, nhà hàng hải M. Flinders - người đã lập bản đồ và vẽ gần như toàn bộ đường bờ biển trong chuyến hành trình quanh lục địa này - đề nghị đặt tên cho lục địa này là Australia.

Ngày nay, Australia là một đất nước ôm trọn cả một vùng lục địa, với khoảng 7,7 triệu km2, đứng thứ sáu thế giới về diện tích sau Liên Xô, Canada, Trung Quốc, Mỹ và Brazil. Australia cũng là nước có bờ biển dài nhất thế giới.

Liên bang Australia là một đảo quốc rộng mênh mông trong khi dân số còn rất ít, mật độ trung bình là 2 người dân trên 1km2. Chính vì thế mà sự nhập cư không ngừng được gia tăng các nước châu u rồi châu Á. Trong vòng chưa đầy 4 năm sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đã có tới 4,2 triệu người nhập cư từ hơn 120 nước đã đến sinh cơ lập nghiệp. Năm 1986 cứ 5 người Australia thì có một người mới nhập cư tức 3,4 triệu người. Người gốc Anh chiếm 60%, thổ dân chiếm 1% tổng dân số. Nhiều nhóm người nói những tiếng không phải là tiếng Anh chủ yếu có: tiếng Italia, tiếng Hy Lạp, tiếng Đức, tiếng Hà Lan, tiếng Ba Lan, tiếng Trung Quốc, tiến Ả rập, tiếng Việt Nam... Bắt đầu từ năm 1987, chính phủ Australia đã mở đầu một chính sách quốc gia về ngôn ngữ với mục tiêu chính là khuyến khích công dân của họ dùng hai thứ tiếng.

Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu những điều kỳ thú từ một lục địa châu Đại dương đã trải qua nhiều thay đổi lớn về địa hình và khí hậu. Trong quá trình biến thiên rất lâu dài vùng lục địa này đã hình thành nên một địa hình có tính đặc thù độc đáo của hệ sinh thái động vật và thực vật có một không hai trên thế giới với nhiều loài thú quý hiếm:

- Động vật : Thú mỏ vịt và thú lông nhím mỏ ngắn, thú có túi (Kanguru), gấu túi, đà điểu...

- Thực vật : Cây chân Kanguru, hoa leo ăn thịt côn trùng, cây túm cỏ...

- Quang cảnh thiên nhiên kỳ thú: 7 khu vực đặc sắc nhất được ghi vào danh sách di sản thế giới của UNESCO là: Các công viên quốc gia Kakadu, vùng mỏ Willandra, các công viên quốc gia ở các vùng hoang dã Tây Tasmania, quần đảo Lord Howe, các công viên rừng mưa ôn đới và cận nhiệt đới trên bờ biển đông và công viên quốc gia Uluru.

Lục địa châu Đại dương ngày nay nằm giữa vĩ tuyến 15-350 trong khu vực chứa đựng hầu hết những sa mạc lớn trên trái đất khiến cho 80% đất đai khô cằn và nửa khô cằn, một lục địa có một đặc điểm khí hậu khá khắc nghiệt, nên phần đông người dân tập trung ở vùng đô thị, vì vậy mà mức độ đô thị hóa rất cao.

Miền Bắc là nhiệt đới, miền Nam là ôn đới. Mùa hè kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2, mùa thu từ tháng 3 đến tháng 5, mùa đông từ tháng 6 đến tháng 8 và mùa xuân từ tháng 9 đến tháng 11, trái ngược hoàn toàn với các nước châu Á và trên thế giới.

Những động vật kỳ lạ nhất thế giới

Động vật của châu Đại dương không giống động vật Đông Nam Á, mà cũng không giống với bất cứ một miền nào trên thế giới. Ở đó, có những con thú rất lạ không đâu có.

Cá đuổi (CERALODUS)

Hồ ao trong nội địa châu Đại dương có giống cá Ceralodus con trưởng thành dài tới 1,50-2m; thân có nhiều vảy lớn, hai vây ngực và hai vây bụng kéo dài và rất khỏe. Lúc nghỉ, nó chống bốn vây xuống đáy như bốn chân.

Chuồn chuồn khổng lồ

Tại Petalura Ingentissima của Australia, các nhà sinh vật học đã phát hiện lượng chuồn chuồn nhiều nhất trên thế giới. Đây cũng là nơi tồn tại các loại chuồn chuồn nguyên thủy trong đó có loại chuồn chuồn khổng lồ với bề ngang đôi cánh 15cm, có thể đớp mồi và hút máu một cách lẹ làng. Các nhà sinh vật học lại phát hiện một loại chuồn chuồn ngoài sức tưởng tượng, với bề ngang đôi cánh dài 70cm tại vùng Carbonif-crous.

Sự thật về những con mực khổng lồ

Từ lâu mực khổng lồ đã là một trong những bí ẩn của sinh vật học nói chung và hải dương học nói riêng. Theo một số nhà hải  dương học, con mực 200kg ở Tasmania không hề là một sự đột biến mà là một giống loài hẳn hoi. Loài mực Architeuthis được xem là anh cả vì có kích thước to nhất lại làm mồi cho cá voi và cá nhà táng. Nó có thể dài đến 6m, riêng các “tay” dài đến 12,6m. Loài mực này sống ở độ sâu 4.000m và chỉ ngoi lên mặt biển vào ban ngày. Một số viện bảo tàng sinh vật biển vẫn còn lưu giữ những con mực có thân dài 7m nếu tính cả xúc tu thì đến 22m.

Giống nhện độc nguy hiểm

Tại Australia, người ta tìm thấy một giống nhện có nọc rất độc: chỉ một giọt nọc của nó đủ để giết chết một người. Tuy nhiên, điều mà các nhà khoa học chưa lý giải nổi, đó là nọc của giống nhện này chỉ làm tình làm tội loài người và loài khỉ, trong lúc những loài khác thì không bị hề hấn gì với chúng.

Cóc độc khổng lồ

Với một bộ da màu nâu và sần sùi, cặp mắt ghệ sợ màu vàng, bụng màu xanh tái, trán nổi u và hai bên vai to đùng, loại cóc có tên khoa học Bufo Marinus này quả đúng là một trong những con vật xấu xí nhất thế giới. Ngoài ra, trên lưng chúng còn có hạch tiết ra chất độ có thể giết chết mọi con vật nào dại dột muốn tấn công chúng.

Không chỉ có những loài động vật lạ thường, Autralia còn có một kỳ quan có một không hai trên thế giới tên là Aires (Lâu đài đá tảng) (ảnh).

Hòn đá khổng lồ Aires cao chót vót của vùng thảo nguyên hoang dã của miền Trung Australia lại là một hòn núi chỉ có một khối đá duy nhất, rõ ràng chỉ có một không hai trên đời. Nó nằm ở phía Nam dãy núi Maedonnell, cách thành phố Ailissibuline về phía Đông 350km.

Hòn độc thạch cao chót vót lớn nhất thế giới này cao 348m dài 3km, chu vi của chân núi khoảng 8,5km; bốn mặt vách dốc đứng, trên đỉnh bằng phẳng giống như một hòn đảo mới nứt nổi lên. Đến nay, nơi này đã quy hoạch thành công viên quốc gia và trở thành một ưu điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới. Mỗi năm có đến 10.000 du khách hiếu kỳ không ngại đường xa đến đây để được một lần ngắm nhìn phong cảnh độc đáo của hòn đá khổng lồ Aires.

Còn biết bao điều kỳ thú mà chúng ta không thể biết hết trên đất nước rộng lớn này. Hy vọng rằng qua mỗi chuyến giao lưu là một lần chúng ta có cơ hội tìm hiểu và khám ra nhiều câu chuyện mới lạ trên đảo quốc này.

Lưu Hoàng Vân

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.