Đại biểu Quốc hội vi phạm pháp luật bị bãi miễn như thế nào?

23/09/2005 21:46 GMT+7

Vừa qua, nhiều độc giả gọi điện đến Báo Thanh Niên hỏi về trường hợp khi một đại biểu Quốc hội (ĐBQH) có hành vi vi phạm pháp luật thì sẽ bị bãi miễn tư cách đại biểu như thế nào. PV Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với ông Trần Quốc Thuận - Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

 

* Thanh Niên: Thưa ông, hiện nay, nhiều cử tri băn khoăn không biết có thể truy tố một người là ĐBQH khi họ vẫn còn đang giữ vai trò dân cử hay không, hay chỉ có thể truy tố người đó sau khi bãi miễn ĐBQH của người này? Quy trình xem xét, bãi miễn đó như thế nào ?

 

- Ông Trần Quốc Thuận: Trong trường hợp một ĐBQH có dấu hiệu vi phạm pháp luật, có cơ quan kiểm tra, kết luận và sau đó bị một cơ quan có thẩm quyền kỷ luật đến hình thức kỷ luật cao như cảnh cáo hay cách chức trở lên thì đó là vấn đề đáng quan tâm. Trước đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) giao cho Văn phòng Quốc hội đảm trách vấn đề này, nhưng hiện nay đã giao cho Ban Công tác đại biểu. Ban này có trách nhiệm liên hệ với các cơ quan, trước tiên là cơ quan quản lý của ĐBQH, hoặc là yêu cầu cơ quan điều tra (như trường hợp ông Lê Minh Hoàng) cung cấp thông tin để biết chứng cớ vi phạm. Ban này có trách nhiệm làm việc với Ủy ban MTTQ. Nếu ĐBQH do địa phương giới thiệu thì Ban Công tác đại biểu sẽ hỏi Ủy ban MTTQ địa phương. Còn nếu đại biểu do Ủy ban Trung ương MTTQ giới thiệu về địa phương thì hỏi Ủy ban Trung ương MTTQ. Việc hỏi Ủy ban MTTQ là để tìm hiểu xem sau khi mắc sai phạm thì người đó còn đủ uy tín, tiếp tục là ĐBQH nữa hay không. Sau đó, UBTVQH sẽ tổ chức họp, xem xét và quyết định có trình ra Quốc hội xem xét tư cách ĐBQH đó hay không. Khi trình thì ý kiến của UBTVQH phải rõ ràng. Sau đó, các ĐBQH bỏ phiếu, nếu trên 2/3 ý kiến đồng ý theo hướng nào thì thực hiện theo hướng đó.

 

Mạnh Quân (thực hiện)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.