Quyết tâm trở thành trung tâm sản xuất thiết bị điện tử và bài toán nhân lực của VN

24/10/2013 15:03 GMT+7

Công nghệ cao, đặc biệt ngành công nghiệp vi mạch đã được UBND TP.HCM xác định sẽ tạo bước chuyển dịch lớn cho kinh tế cả nước nói chung, TP.HCM nói riêng. Các chương trình phát triển, đầu tư vi mạch cũng đã được soạn thảo, phê duyệt. Nhiều tập đoàn điện tử, bán dẫn đa quốc gia đã xây dựng nhà máy với quy mô lớn tại Việt Nam. Phía các đơn vị đào tạo hiện cũng đang rất nỗ lực trong cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật cao đón đầu thị trường.

Công nghệ cao, đặc biệt ngành công nghiệp vi mạch đã được UBND TP.HCM xác định sẽ tạo bước chuyển dịch lớn cho kinh tế cả nước nói chung, TP.HCM nói riêng. Các chương trình phát triển, đầu tư vi mạch cũng đã được soạn thảo, phê duyệt. Nhiều tập đoàn điện tử, bán dẫn đa quốc gia đã xây dựng nhà máy với quy mô lớn tại Việt Nam. Phía các đơn vị đào tạo hiện cũng đang rất nỗ lực trong cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật cao đón đầu thị trường.

Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam
Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để trở thành trung tâm sản xuất thiết bị điện tử thế giới

Thị trường đầy tiềm năng

Ngành công nghiệp kỹ thuật cao (bao gồm các thiết bị điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông) tại các nước phát triển trong đó có Việt Nam đang được mở rộng với tốc độ chóng mặt. Theo số liệu thống kê, đến năm 2020 dự đoán sẽ có khoảng 500 tỉ thẻ RFID, và khoảng 500 tỉ thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính bảng, lò vi sóng, tivi, đồng hồ, bộ phận định vị trên xe hơi… được sử dụng và kết nối trên toàn cầu. Trong mỗi thiết bị, sản phẩm điện tử để hoạt động đều được cấy ít nhất một vi xử lý (chip) đóng vai trò như một bộ não trung tâm, lợi nhuận doanh thu từ thị trường bán dẫn ước đạt 400 tỉ USD vào năm 2016. Tại Việt Nam, hiện mỗi năm chi khoảng 2 tỉ USD mua chip, linh kiện điện tử về để thiết kế các bo mạch thành sản phẩm ứng dụng.

Việt Nam được đánh giá là quốc gia ổn định chính trị, lực lượng lao động trẻ, có chính sách hấp dẫn thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Bằng chứng là thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp bán dẫn, điện tử nước ngoài tầm cỡ đã đầu tư xây dựng nhà máy. Điển hình là nhà máy lắp ráp và kiểm định chip của Intel đặt tại khu công nghệ cao TPHCM; 2 nhà máy sản xuất vi mạch và linh kiện điện tử của Samsung đặt tại Bắc Ninh và Thái Nguyên (Samsung đang có kế hoạch xây dựng nhà máy thứ 3 sản xuất vi mạch và linh kiện điện tử cho điện thoại di động); nhà máy sản xuất điện thoại di động của Nokia tại Bắc Ninh; Canon với 3 nhà máy ở Hà Nội và Bắc Ninh; hãng LG cũng vừa công bố chi hơn 1,5 tỉ USD mở rộng hai nhà máy hiện nay của mình tại Việt Nam…

Tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm điện tử từ Việt Nam tăng gần 90% trong năm 2012, đạt 22,25 tỉ USD, chiếm 19,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Mỗi tập đoàn đến Việt Nam xây dựng nhà máy còn kéo theo hàng trăm công ty vệ tinh để cung cấp các thiết bị, linh kiện phụ trợ. Việt Nam chính vì thế đang dần hình thành một hệ sinh thái công nghệ, đầy triển vọng trong việc trở thành một trung tâm sản xuất các thiết bị thông minh toàn cầu đầy hứa hẹn.

Cần kíp một nguồn nhân lực vi điện tử chất lượng cao

Có hai Quyết định có tầm ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển của ngành công nghiệp vi mạch Việt Nam. Một là Quyết định 49/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng về việc phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển trong chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020.

Hai là “Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch TP.HCM giai đoạn 2013-2020” do UBND TP.HCM phê duyệt ngày 14.12.2012 với 7 dự án lớn (đào tạo nhân lực vi mạch, ươm tạo, thiết kế sản xuất thử nghiệm, nhà thiết kế, xây dựng cơ chế chính sách, xây dựng nhà máy sản xuất chip và phát triển thị trường bán dẫn). Trong đó, nhân lực, xây dựng chính sách, phát triển thị trường là 3 yếu tố được ông Lê Mạnh Hà, Phó chủ tịch UBND TP.HCM kiêm Trưởng ban chỉ đạo chương trình phát triển vi mạch thành phố nhấn mạnh phải ưu tiên giải quyết trước.

Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam 2
Nhu cầu nhân lực trong ngành vi mạch dự báo tăng trưởng mạnh trong thời gian tới

Cùng với mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực công nghệ cao trong đề án “Đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về công nghệ thông tin đến năm 2020” của Chính phủ đang mở ra nhiều cơ hội học tập và tìm kiếm việc làm cho các kỹ sư, kỹ thuật viên. Tuy nhiên, theo các chuyên gia đầu ngành, vi điện tử là một lĩnh vực khó, đòi hỏi người học phải có kiến thức nền tảng về khoa học và kỹ thuật. Vì vậy để kiến tạo một đội ngũ nhân lực có thể tham gia vào chuỗi những công việc trọng yếu ở những tập đoàn điện tử, bán dẫn đa quốc gia, cần phải có những chương trình đào tạo nâng cao, chuyên sâu kết hợp thực hành trong những điều kiện, mô hình hiện đại mang tầm quốc tế.

Thạc sĩ Kỹ thuật Máy tính và Kỹ thuật Điện tử là chương trình đào tạo chuyên sâu của Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam dành cho những sinh viên vừa tốt nghiệp các ngành công nghệ thông tin, kỹ thuật, công nghệ, điện tử…

Tham gia khÓA học, ngoài việc được cung cấp những kiến thức cập nhật toàn cầu từ những giảng viên quốc tế giàu kinh nghiệm, học viên còn được tiếp cận trực tiếp với những thiết bị công nghệ tiên tiến trong quá trình tham gia các dự án thực tế.

Quan trọng hơn, học viên được trau dồi những kỹ năng tối cần thiết để không chỉ trở thành một kỹ sư giỏi, mà còn là một nhà lãnh đạo tương lai, một chuyên gia có ảnh hưởng trong ngành. Bằng cấp được công nhận bởi tổ chức Engineers Australian và có giá trị trên toàn cầu. Hoàn tất khóa học, học viên hoàn toàn có thể tự tin gia nhập lực lượng nhân lực chất lượng cao trên toàn cầu.

THÔNG TIN DỊCH VỤ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.