Máu nhân tạo

03/11/2013 03:25 GMT+7

Các chuyên gia thuộc Đại học Babeş-Bolyai (Romania) đã tìm ra cách điều chế máu nhân tạo làm từ nước, muối và protein, gọi là hemerythrin, chiết xuất từ giun biển.

Họ hy vọng phát minh này một ngày nào đó có thể chấm dứt tình trạng thiếu hụt nguồn cung cấp máu và ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng thông qua hoạt động hiến máu.

Tiến sĩ Silaghi-Dumitrescu còn cho rằng công trình nghiên cứu của nhóm ông thậm chí có thể dẫn đến sự ra đời của “máu ăn liền”, dễ dàng biến thành máu nhân tạo khi thêm nước. Cho đến nay, nỗ lực tạo ra máu nhân tạo đã thất bại do chất lỏng không thể chống đỡ được sức ép hóa chất và cơ học áp đặt lên nó.

Theo tiến sĩ Silaghi-Dumitrescu, không giống như huyết sắc tố, hemerythrin duy trì sự ổn định trước áp lực vật lý và hóa học. Và máu nhân tạo đã được thử nghiệm ở chuột mà không có hiệu ứng phụ. Theo Softpedia, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ khởi động các cuộc thí nghiệm lâm sàng máu nhân tạo ở người tình nguyện trong vòng 1 hoặc 2 năm tới.

Công trình này đã được xây dựng dựa trên cuộc nghiên cứu của Đại học Edinburgh và Bristol (Anh) vào năm 2011, tạo ra hàng ngàn triệu tế bào hồng cầu từ tế bào gốc trích từ tủy xương.

Thụy Miên

 

>> Máu nhân tạo từ voi tiền sử
>> Thử nghiệm loại mạch máu nhân tạo mới
>> Máu nhân tạo
>> Mạch máu nhân tạo
>> Máu nhân tạo

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.