Hàng ngàn tài xế taxi gây náo loạn Jakarta, phản đối Uber

22/03/2016 17:47 GMT+7

Hàng ngàn tài xế taxi tập trung ở trung tâm thủ đô Jakarta, Indonesia ngày 22.3 phản đối sự "cạnh tranh không công bằng" từ những dịch vụ taxi như Uber khiến giao thông tắc nghẽn nghiêm trọng ở thành phố này.

Hàng ngàn tài xế taxi tập trung ở trung tâm thủ đô Jakarta, Indonesia ngày 22.3 phản đối sự "cạnh tranh không công bằng" từ những dịch vụ taxi như Uber khiến giao thông tắc nghẽn nghiêm trọng ở thành phố này.

Hàng ngàn taxi gây náo loạn ở Jakarta ngày 22.3 để phản đối dịch vụ taxi Uber - Ảnh: ReutersHàng ngàn taxi gây náo loạn ở Jakarta ngày 22.3 để phản đối dịch vụ taxi Uber - Ảnh: Reuters
Truyền hình địa phương chiếu cảnh hàng dài taxi và minicab - loại xe ba bánh - đang chặn một đường cao tốc ở trung tâm Jakarta; nhiều người đốt vỏ xe và nhảy lên những xe không tham gia biểu tình, theo AP ngày 22.3.
Những tài xế áo xanh của Go-Jek, một ứng dụng như Uber nhưng dành cho xe ôm, trả đũa những người biểu tình bằng cách ném đá và những thứ gì có thể vào đám đông. Một phóng viên của hãng thông tấn AP nhìn thấy nhiều tài xế bao vây một xe taxi, buộc một nữ hành khách đang sợ hãi phải rời khỏi xe và đi bộ cùng với hành lý của mình.
Đây là lần thứ hai trong tháng này, tài xế taxi gây náo loạn Jakarta. Các tài xế này nói rằng những dịch vụ cạnh tranh kiểu Uber hay Go-Jek có giá rẻ hơn khiến thu nhập của họ trong thời gian qua giảm đáng kể. Hầu hết những tài xế taxi là người ở các tỉnh vào thành phố mưu sinh để gửi tiền nuôi gia đình ở quê.
Haryono, một tài xế làm cho công ty taxi Blue Bird, cho biết ngày hôm nay (22.3) ông muốn làm việc bình thường nhưng không thể tránh được những cuộc biểu tình.
"Tôi bị buộc phải dừng lại và tham gia với họ," ông Haryono nói. "Tôi không thể làm bất cứ điều gì bởi vì họ trông giận dữ. Sẽ nguy hiểm đối với tôi, hành khách và xe của tôi nếu từ chối yêu cầu của họ", ông nói tiếp.
Còn tài xế Jeffrey Sumampouw kể rằng thu nhập của anh giảm 60% kể từ khi những xe sử dụng dịch vụ Uber (được gọi là “xe Uber”) và nhiều ứng dụng khác như "xe ôm Go-Jek" xuất hiện trên thị trường một năm qua. “Chính phủ phải bảo vệ chúng tôi khỏi những tài xế bất hợp pháp đã ăn cắp 'nồi cơm' của chúng tôi. Chúng tôi phải khóc hàng ngày vì không tìm ra hành khách”, tài xế Sumampouw kể lể.
Biểu tình của tài xế taxi ở Jakarta ngày 22.3 phản đối dịch vụ taxi Uber - Ảnh: Reuters
“Cuộc biểu tình của tài xế thật kinh khủng. Họ thật sự tồi tệ và quá sức chịu đựng. Tôi rất bực bội”, Dewi Gayatri, một hành khách bức xúc nói khi bị lỡ chuyến bay vì cảnh tắc đường này. “Tôi vẫn thích Uber và hy vọng chính phủ bảo vệ Uber vì dễ gọi và rẻ”, bà nói tiếp.
Phó Tổng thống Indonesia, ông Jusuf Kalla cũng phàn nàn vì lần đầu tiên đoàn xe hộ tống của ông bị kẹt do cuộc biểu tình của tài xế taxi. Ông Kalla đang trên đường đến nơi tưởng niệm 13 sĩ quan quân đội Indonesia tử nạn trong vụ rơi trực thăng hồi tuần trước. “Công nghệ là không thể kháng cự lại được”, ông Kalla phát biểu với hàm ý Uber đã tạo ra “cuộc cách mạng” cạnh tranh trong ngành giao thông vận tải.
Giới chức Indonesia cũng đang lúng túng về “taxi Uber” hay "xe ôm Go-Jek". Tổng thống Indonesia Joko Widodo tỏ ra thích Go-Jek, vì theo ông ứng dụng này làm cho cuộc sống của người dân Jakarta dễ chịu hơn trong chuyện đi lại và từ chối lời kêu gọi cấm đoán từ giới tài xế.
Bộ trưởng Công nghệ, Thông tin và Truyền thông Rudiantara tuần trước cho biết chính phủ muốn tạo "sân chơi bình đẳng" bằng cách đảm bảo tất cả các dịch vụ giao thông phải hoạt động theo luật pháp. "Chúng tôi không nói đến chuyện chặn hoặc không, vì công nghệ là trung lập," ông nói trong cuộc họp báo sau một cuộc biểu tình của hàng trăm tài xế taxi.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.