Hearthstone: Đánh giá các lá bài Epic trong The Grand Tournament (Phần 1)

07/09/2015 17:00 GMT+7

Liệu bản mở rộng The Grand Tournament có đem lại những lá bài Epic quan trọng cho các class không? Hãy cùng Thanh Niên Game tìm hiểu trong bài viết này.

Ở phần 1 này, Thanh Niên Game sẽ gửi đến độc giả những nhận định về các lá bài Epic mới trong bản mở rộng mới nhất của Hearthstone - The Grand Tournament cho 5 class: Druid, Mage, Warlock, Paladin và Rogue.

Astral Communion

Hearthstone: Đánh giá các lá bài Epic trong The Grand Tournament (Phần 1)

  • Chế độ đánh thường: Tồi
  • Chế độ Arena: Tệ
  • Tổng quan: Tệ

Một là bài "for fun". Vứt bỏ toàn bộ bài trên tay bạn là một cái giá quá lớn, bạn vẫn luôn có thể dùng Nourish nếu muốn lượng mana của mình vượt hẳn đối phương.

Có những viễn cảnh rất tuyệt vời, những kịch bản trong mơ khi bạn Coin + Innervate lá bài này từ lượt đầu tiên rồi bốc được Ysera hay Ancient of Lore sau đó, gần như bạn sẽ chắc chắn thắng trận đấu đó rồi. Nhưng vấn đề chính nằm ở chỗ những lá bài được bốc ngay sau khi dùng Astral Communion quá quan trọng. Giả dụ như bạn bốc được Innervate hay một lá Astral Communion nữa chẳng hạn, lợi thế mana sẽ chẳng là gì khi bạn thua tempo quá xa.

Chắc chắn sẽ có những clip rất tuyệt vời về lá bài này, nhưng nó sẽ không thể nào xuất hiện trong những bộ bài nghiêm túc được dùng để đánh xếp hạng hay thi đấu.

Lá bài này góp mặt trong danh sách những thứ tồi tệ nhất trong Arena. Vứt bỏ hết bài trên tay rồi ngồi đợi top deck cũng gần như tự sát vậy, bạn sẽ chẳng thể nào có đủ minion nhiều mana để Astral Comminion thể hiện ích lợi của mình. Tree of Life cũng vẫn tốt hơn lá bài này.

Mulch

Hearthstone: Đánh giá các lá bài Epic trong The Grand Tournament (Phần 1)

  • Chế độ đánh thường: Trung bình
  • Chế độ Arena: Trung bình
  • Tổng quan: Trung bình

Phiên bản tốt hơn của Naturalize. Mulch có vẻ tệ hơn những lá bài loại trừ đang được sử dụng phổ biến khác, nhưng nó rõ ràng lá một quân bài mà Druid đang thiếu. Có khả năng rất cao minion mà đối phương nhận được sẽ yếu và hầu như bạn sẽ chỉ dùng Mulch trên những lá bài nguy hiểm kiểu như Ysera, do vậy việc đưa một minion ngẫu nhiên vào tay đối phương cũng đáng.

Những bộ bài Druid chậm như Ramp hay Control đang thiếu một lá bài như Mulch. Nó có vẻ cũng sẽ rất tốt trong Midrange Combo Druid đã khá mạnh trước The Grand Tournament (TGT) vì đối thủ sẽ chẳng có thời gian sử dụng minion họ nhận được khi luôn bị bạn đe dọa kết liễu bởi lượng sát thương cực kỳ lớn.

Nhưng Mulch sẽ chỉ thực sự cần thiết khi meta chậm lại với sự thống trị của những bộ bài Control. Khi những bộ bài Midrange với tốc độ rất cao đang tràn lan như hiện nay, Mulch sẽ rất thừa thãi. Lại thêm một lá bài tiềm năng nhưng không thể được sủ dụng rộng rãi do phụ thuộc nhiều vào chiến thuật hiện hành.

Ở trong Arena, lá bài này sẽ ở mức trung bình. Mức độ hiệu quả của Mulch sẽ phụ thuộc vào việc đối phương có ra minion nào xứng đáng để bạn sử dụng nó không.

Coldarra Drake

Hearthstone: Đánh giá các lá bài Epic trong The Grand Tournament (Phần 1)

  • Chế độ đánh thường: Trung bình
  • Chế độ Arena: Tuyệt vời
  • Tổng quan: Tốt

Lá bài này có chỉ số khá tốt, 6 mana 6/6, đủ mạnh để đe dọa bàn đấu và không sợ Big Game Hunter. Năng lực của Coldarra Drake cũng rất đáng sợ nếu bạn có đủ thời gian để dùng nó và kết hợp những lá bài khác.

Giống với Fallen Hero, bản thân Coldarra Drake là một lá bài mạnh, nhưng có lẽ nó chỉ phù hợp trong bộ bài Inspire xoay quanh Hero Power. Những bộ bài như vậy chưa được tạo ra nên việc lá bài này đang vắng bóng trong chế độ xếp hạng của Hearthstone là một điều dễ hiểu. Dù sao một bộ bài Hero Power Mage với Maiden of the Lake và Fallen Hero vẫn rất triển vọng, nhưng ít nhất thì cũng phải chờ cho meta chậm lại đôi chút.

Ở trong Arena là bài này rất tuyệt vời. Chỉ số tốt cho lượng mana cộng với năng lực rất mạnh trong việc kiểm soát bài đấu. Coldarra Drake có lẽ mạnh hơn cả Boulderfist Orge.

Arcane Blast

Hearthstone: Đánh giá các lá bài Epic trong The Grand Tournament (Phần 1)

  • Chế độ đánh thường: Trung bình
  • Chế độ Arena: Trung bình
  • Tổng quan: Trung bình

Rất khó để đánh giá là bài này. Khi nhìn thấy Arcane Blast lần đầu tiên,  người viết nghĩ đây sẽ là một lá bài rất mạnh và mất cân bằng khi đặt cùng Malygos, cho đến khi nhận ra nó chỉ dùng được lên minion. Và khi nghĩ kỹ hơn, có bao nhiêu minion với Spell Damage mà bạn muốn sử dụng trong một bộ bài Mage?

Ngoài Malygos (thường chỉ xuất hiện khi trận đấu kết thúc và bạn bắn phép vào mặt đối phương), bạn thường chỉ có 1 Spell Damage trên sân với Azure Drake và nhiều người chơi luôn ưu tiên tiêu diệt những lá bài có Spell Damage, việc bạn gây được nhiều hơn 4 sát thương với Arcane Blast sẽ rất khó khăn. Người viết nghi ngờ trường hợp nó trở thành một Holy Smite chỉ dùng lên minion xảy ra nhiều hơn.

Vì lý do chỉ có thể được dùng lên minion, Arcane Blast sẽ không có nhiều ảnh hưởng đến chế độ xếp hạng. Lá bài này có thể xuất hiện trong Tempo Mage để thế chỗ cho Arcane Missle chẳng hạn, nếu bạn muốn kiểm soát bàn đấu đầu game một cách chắc chắn hơn và không ngại đánh đổi 3 sát thương vào mặt đối phương khi cần thiết. 4 sát thương cho 1 mana để kiểm soát bàn đấu cũng rất tốt nếu bạn có Azure Drake (hoặc cái gì đó khác đến từ Unstable Portal) trên sân. Mọi lá bài phép với lượng mana thấp đều kết hợp rất tốt với Aprentice Soccerer, Mana Wyrm và Flame Waker.

Vì vậy, đây là một lá bài không tệ trong Arena. Không quá mạnh, nhưng nó kết hợp tốt với nhiều lá bài khác của mage và dù sao thì Holy Smite cũng chỉ thường được bắn vào minion mà thôi.

Dark Bargain

Hearthstone: Đánh giá các lá bài Epic trong The Grand Tournament (Phần 1)

  • Chế độ đánh thường: Tồi
  • Chế độ Arena: Trung bình
  • Tổng quan: Tồi

Lá bài này rất khó để có thể đánh giá. Sức mạnh của 2 Deadly Shot là rất lớn, nhất là khi đối thủ của bạn thường sẽ đổi hết nhưng minion nhỏ của mình đi để giảm độ hiệu quả của Hellfire hay Shadowflame.

Nhưng cái giá cho một năng lực mạnh của rất lớn: 6 mana và hủy bỏ 2 lá bài trên tay. Doom Guard cho bạn một minion trên sân để dồn sát thương, đổi quái: phù hợp cho một bộ bài có lối đánh nhanh. Năng lực tiêu diệt minion của Dark Bargain lại phù hợp với phong cách chơi của những bộ bài Control, nhưng bộ bài không muốn mất đi lá bài nào do discard.

Giống như Tiny Knight of Evil, lá bài này lơ lửng ở giữa và không thể góp mặt ở trong cả Zoolock và Handlock. Khi những combo liên quan tới discard vẫn chưa được hình thành trong Hearthstone, Dark Bargain sẽ không thể xuất hiện ở chế độ đánh xếp hạng.

Ở Arena, Dark Bargain tốt hơn đôi chút. Nó sẽ cực kỳ mạnh khi hai người chơi đang dần hết bài trên tay và đối phương có lợi thế hơn trên bàn đấu - điều thường xảy ra trong Arena. Nó tốt hơn nhiều là bài Epic khá "củ chuối" khác.

Dreadsteed

Hearthstone: Đánh giá các lá bài Epic trong The Grand Tournament (Phần 1)

  • Chế độ đánh thường: Tồi
  • Chế độ Arena: Trung bình
  • Tổng quan: Tồi

Lá bài này sẽ tạo ra được lượng value cực kỳ trong tầm... 6 hay 7 lượt kể từ khi ra sân. Một lá bài rất kỳ lạ và cần được xây dựng một bộ bài cho riêng nó. Những combo của Dreadsteed với Baron Rivendare, Kel’thuzard đã được Tides of Time sử dụng khá tốt trong bộ bài Dreadsteed Warlock của mình. Lượng value vô hạn đến từ lá bài này sẽ đè bẹp đối phương sau một thời gian nhất định.

Nhưng bộ bài của Tides rất khó sử dụng do quá chậm, phụ thuộc vào việc bốc được những combo với Dreadsteed từ sớm và liệu đối phương có silence ngay lá bài đó từ khi nó ra sân hay không. Tác động đến bàn đấu của một minion 1/1 4 mana là quá thấp nếu đặt riêng lẻ.

Ở trong Arena, có lẽ Dreadsteed không tệ đến thế. Với 4 mana bỏ ra, bạn sẽ có Hero Power của Mage và được sử dụng một cách miễn phí ở những lượt sau đó, đương nhiên không xuyên qua được Taunt. Dreadsteed sẽ rất tệ nếu bị sử dụng từ lượt 4, nhưng ở giai đoạn top deck về sau với nhiều mana còn thừa, Dreadsteed hoàn toàn là một lựa chọn chấp nhận được.

Enter the Coliseum

Hearthstone: Đánh giá các lá bài Epic trong The Grand Tournament (Phần 1)

  • Chế độ đánh thường: Trung bình
  • Chế độ Arena: Tệ
  • Tổng quan: Trung bình

Lá bài này khá giống Brawl nhưng nó phần nào tệ hơn. Chắc chắn Enter the Coliseum sẽ rất tốt khi đánh với những bộ bài ra nhiều quái. Tuy nhiên b ạn không thể dùng nó để tiêu diệt những minion có lượng sát thương lớn giống như Brawl.

Nếu bạn có sẵn biện pháp đối phó với minion mạnh nhất còn sống sót của đối phương như Aldor Peacekeeper hay Big Game Hunter, lá bài này sẽ rất hiệu quả. Tuy nhiên, đây là đòi hỏi khá cao và việc Enter the Coliseum tốn tới 6 mana khiến việc sử dụng nó hợp rất khó khăn. Hiện tại chưa có bộ bài Paladin với lối đánh chậm nào sử dụng thành công lá bài này cả.

Lá bài này không tốt trong Arena bởi vì Paladin đã rất mạnh trong Arena với khả năng kiểm soát hoàn toàn bàn đấu với lượng minion đông đảo hiệu quả cao. Sử dụng Enter the Coliseum sẽ ảnh hưởng đến bàn đấu của chính Paladin và nó cũng không giúp bạn vượt lên từ phía sau khi minion mạnh nhất của đối phương vẫn sống sót.

Mysterious Challenger

Hearthstone: Đánh giá các lá bài Epic trong The Grand Tournament (Phần 1)

  • Chế độ đánh thường: Tốt
  • Chế độ Arena: Tốt
  • Tổng quan: Tốt

Một lá bài rất mạnh. Secret của Paladin, do chỉ tốn 1 mana, có tác dụng yếu hơn hẳn Secret của Mage và Hunter. Lá bài được tạo ra để khuyến khích Paladin sử dụng Secret của mình sau khi Blizzard thành công đối với Mage và Hunter qua việc ra mắt Mad Scientist.

Chỉ số 6/6 cho 6 mana rất tuyệt, giúp Mysterious Challenge đổi quái tốt với mọi minion khác ở cùng khoảng mana. Dù cho bạn đã hết Secret thì minion này cũng không quá tệ để dùng.

Paladin gần như sẽ không bao giờ phải sử dụng Secret từ trên tay với lá bài này và Mad Scientist. Trên thực tế, Secret Paladin với chủ lực là Mysterious Challenger đang thống trị chế độ xếp hạng trong thời gian gần đây.

Lượng tempo cực lớn đến từ Battlecry của nó khiến cho bàn đấu vốn đã khó chịu của Midrange Paladin giờ đây còn khó chịu hơn. Một bàn đấu đang có ưu thế hoặc cân bằng được bổ sung một minion 6/6 và 4-5 Secret ở lượt 6 gần như không thể bị đánh bại. Việc rút thẳng những Secret từ trong bộ bài lên bàn đấu khiến cho bạn sẽ bốc được những lá bài tốt hơn chứ không phải những Secret 1 mana sau đó. Phần nào giải quyết vấn đề phụ thuộc vào top deck của những bộ bài Midrange tốc độ cao.

Ở trong Arena, lá bài này cũng rất tốt. Dù chỉ gọi được 1 hay 2 Secret từ bộ bài cũng đã đủ để Mysterious Challenger thay đổi cục diện bàn đấu khi chỉ số của nó vốn đã khá tốt.

Beneath the Grounds

Hearthstone: Đánh giá các lá bài Epic trong The Grand Tournament (Phần 1)

  • Chế độ đánh thường: Tồi
  • Chế độ Arena: Trung bình
  • Tổng quan: Tồi

Thỉnh thoảng đối phương sẽ bốc phải ba lá Nerubian liên tục và bạn có 3 minion 4/4 trên sân, nhưng cũng có khi chúng nằm ở cuối cùng trong bộ bài của đối phương và bạn phí 3 mana chẳng để làm gì cả. Những minion 4/4 sẽ thường xuất hiện rải rác suốt trận đấu và đối phương sẽ có thời gian đối phó với chúng, khi bạn đã chậm hơn 3 mana về mặt tempo ở một lượt nào đó trước đấy.

Nói chung, là bài này không đủ độ ổn định và năng lực của nó cũng không đủ mạnh trong nhiều trường hợp.

Ở trong Arena, lá bài này  cũng không thực sự hiệu quả. Bỏ 3 mana và không nhận lại được bất kỳ điều gì ngay sau đó không phải là một nước đi tốt. Nhưng nếu đó là một ván bài chậm, khi hai người chơi bốc gần hết hay hết cả bộ bài, Beneath the Ground lại rất tốt. Rất khó để đánh giá, nhưng nếu ở trong một bộ bài đủ chậm, lá bài này có thể chấp nhận được.

Poisoned Blade

Hearthstone: Đánh giá các lá bài Epic trong The Grand Tournament (Phần 1)

  • Chế độ đánh thường: Tệ
  • Chế độ Arena: Tồi
  • Tổng quan: Tệ

Một lá bài cực kỳ tồi tệ. Bản thân người viết vô cùng thất vọng với những lá bài của Rogue ở phiên bản này, và Poisioned Blade là sự thất vọng lớn nhất. Nó yêu cầu bạn bỏ tới 4 mana cho một vũ khí 1/3, hãy so sánh với Hero Power của chính Rogue để thấy mức độ tệ hại của việc này. Sau đó bạn phải bỏ 2 mana mỗi lượt để tăng 1 sát thương cho món vũ khí này.

Fiery War Axe cho bạn 6 sát thương trong 2 lần đánh chỉ tốn 2 mana, lá bài này lấy của bạn 6 mana để gây được lượng sát thương tương tự trong 3 lần đánh. Bạn có thể đợi lâu hơn và bỏ 2 mana mỗi lượt để tăng sát thương của cái vũ khí này, nhưng Rogue là một class luôn dựa vào việc dẫn trước tempo để áp đặt thế trận, người viết chắc chắn bạn sẽ không có đủ thời gian để làm điều này.

Assassin’s Blade chỉ tốn nhiều hơn 1 mana và là một vũ khí ấn tượng hơn nhiều, cũng không yêu cầu bạn phí mana để tăng sát thương cho nó. Nhưng chính lá bài ấy còn không trụ nổi trong chế độ đánh xếp hạng này do sự tràn ngập của Ooze và Harisson Jones. Điều gì thuyết phục bạn sử dụng Posioned Blade chứ?

Ở trong Arena là bài cũng rất tệ. Tốn quá nhiều mana và không đem lại hiệu quả.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.