Hearthstone: Phân tích Goblins vs Gnomes - Shaman

31/01/2015 14:00 GMT+7

Shaman nổi tiếng với khả năng tràn bàn đấu nhanh cũng như dồn damage linh hoạt, vậy sau phiên bản Goblins vs Gnomes, lối chơi của class này sẽ thay đổi ra sao?

Hearthstone: Phân tích Gnomes vs Goblins - Shaman

Whirling Zap-o-matic (2 Mana): Chỉ số 3/2, Hiệu ứng Windfury (cho phép tấn công 2 lần/lượt)

Hearthstone: Phân tích Gnomes vs Goblins - Shaman

Đây là một lá bài rất mạnh dành cho các deck Shaman theo thiên hướng Aggressive. Nó không chỉ combo rất tốt với những lá như Flametongue Totem hay Rockbiter Weapon, mà còn phát huy sức mạnh ngay cả khi đứng 1 mình với khả năng gây tới 6 damage chỉ trong 1 lượt.

Đối với một Class có rất nhiều công cụ tốt để kết liễu đối thủ như Shaman, Zap-o-matic hoàn toàn có thể trở thành một mối nguy hiểm ngay từ giai đoạn đầu game nếu như đối phương không có cách để đối phó với lá bài này. Thêm nữa, Zap-o-matic có thể đi cùng với những lá bài Cheap Removal đặc thù của Shaman như Lighting Bolt hay Earth Shock nhằm tạo khoảng trống cho lá bài này gây 6 sát thương mỗi lượt.

Sự xuất hiện của Zap-o-matic cũng bổ sung cho Shaman những sự lựa chọn tốt hơn ở đầu game khi Class này gần như không có bất cứ Minion có mana-cost thấp nào tốt cả.

Crackle (2 Mana): Gây 3-6 sát thương, khiến người chơi bị Overload 1 Mana

Hearthstone: Phân tích Gnomes vs Goblins - Shaman

Có khá nhiều người chơi mới thường sử dụng lá bài này trong trò chơi, tuy nhiên, theo quan điểm của người viết, việc gây sát thương ngẫu nhiên của Crackle thật sự khiến nó không được đánh giá cao. Crackle hoàn toàn có thể khiến người chơi tính sai Damage dẫn tới các pha trao đổi quái bất lợi cho mình.

Cùng thử so sánh Crackle với Lava Burst, một lá bài xuất hiện khá nhiều trong các Deck Shaman thi đấu. Lava Burst hoàn toàn có thể tiêu diệt một quái vật 4 drop với 5 Damage gây ra, trong khi với Crackle, người chơi có đến 50% sẽ phải mất thêm một quái vật 2 Mana nữa nếu muốn làm điều tương tự. Thêm vào hiệu ứng Overload, nhiều khả năng người chơi sẽ mất quyền kiểm soát bàn đấu ở lượt sau.

Vitally Totem (2 Mana): Chỉ số 0/4, Hồi 4 HP mỗi lượt cho hero của bạn

Hearthstone: Phân tích Gnomes vs Goblins - Shaman

Với việc được bổ sung Vitally Totem, các Deck Shaman sẽ không còn gặp phải vấn đề về máu khi trận đấu kéo dài về giai đoạn cuối nữa. 4 máu mỗi lượt là một con số tương đối lớn, nó giúp cho Shaman hoàn toàn tránh được việc bị hạ gục bởi Hero Power của Hunter/Mage hay Hiệu ứng từ Auchenai của Priest.

Có thể trong tương lai, một dạng Deck Shaman thiên về Taunt và hồi máu sẽ xuất hiện để giúp Shaman trở thành một trong những Class trâu bò nhất trong Hearthstone chăng?

Powermace (3 Mana): 3/2 (Sức tấn công/lần dùng), Hiệu ứng Deathrattle: tăng 2/2 vào chỉ số cho một quái vật hệ Mech đồng minh ngẫu nhiên

Hearthstone: Phân tích Gnomes vs Goblins - Shaman

Nếu như Vitally Totem có thể tạo ra một dạng Deck Shaman theo thiên hướng Control thì Powermace theo hướng ngược lại, mang đến cho Shaman một dạng Deck Mech-based theo hướng Aggro.

Powermace có sức mạnh của một Eaglehorn Bow, dễ dàng tiêu diệt bất cứ quái vật 2-Drop nào nhằm kiểm soát bàn đấu. Ngoài ra, nó còn gia tăng chỉ số đến 2/2 cho một quái vật hệ Mech. Hiệu ứng tăng ngẫu nhiên của Powermace cũng hoàn toàn có thể kiểm soát được bởi đây là một dạng Deathrattle, cho phép người chơi kích hoạt buff ngay ở turn của mình. Thử tưởng tượng, bạn tung ra Powermace ở lượt thứ ba, và ngay lượt sau, Arcane Nullifier X-21 xuất hiện, đó sẽ là một thảm họa với đối phương.

Dunemaul Shaman (4 Mana): Chỉ số 5/4, Hiệu ứng Windfury, có khả năng đánh nhầm mục tiêu 50%

Hearthstone: Phân tích Gnomes vs Goblins - Shaman

Xét trên phương diện gây Damage, đây là một con quái vật thực sự. Nếu như bàn đấu trống, lá bài này sẽ gây ra tới 10 Damage lên đối phương ngay cả khi không sử dụng buff. Chỉ số 5/4 cũng khiến Dunemaul Shaman không e ngại trước bất kỳ lá bài 4-Drop nào khác.

Có thể nhiều người chơi không thích tính "hên xui" của các lá bài dạng này, tuy nhiên, nếu như bạn phải đối mặt với Miracle Rogue cùng Gadgetzan Auctioneer đang trong trạng thái Stealth và Dunemaul Shaman của bạn đột nhiên "đánh nhầm", đó sẽ là một điều tuyệt vời.

Ancestor’s Call (4 Mana): Gọi một quái vật trên tay mỗi người chơi xuống bàn đấu

Hearthstone: Phân tích Gnomes vs Goblins - Shaman

Khi đọc tác dụng của Ancestor’s Call, chắc hẳn bạn sẽ tưởng tượng rằng trong một ngày đẹp trời nào đó, mình sẽ gọi được ra Ragnaros hay Ysera ở turn 4 trong khi đối phương chỉ là những chú Murloc bé nhỏ. Nhưng nếu đó là một ngày xấu trời? Thảm họa sẽ đến với bạn.

Cá nhân người viết cho rằng, một lá bài phụ thuộc vào độ may rủi cao đến như vậy chắc chắn sẽ ít được sử dụng khi thi đấu. Tuy nhiên nếu bạn là một người chơi For-fun và thích những pha Highlight? Hãy sử dụng Ancestor’s Call.

Siltfin Spiritwalker (4 Mana): Chỉ số 2/5, Rút một lá bài khi một quái vật Murloc đồng minh bị tiêu diệt, hiệu ứng Overload

Hearthstone: Phân tích Gnomes vs Goblins - Shaman

Ở những mùa đầu tiên khi Hearthstone vừa xuất hiện, một bộ Deck Aggro thực sự đã cày nát chế độ đấu xếp hạng với tên gọi Shaman Murloc. Bộ bài này lấy trọng tâm là các lá bài Murloc có manacost thấp cũng như hiệu ứng buff tốt, kèm theo đó là khả năng kiểm soát bàn đấu cũng như gia tăng sát thương tuyệt vời của Shaman, nó gần như đánh bại mọi đối thủ nếu rút được bài đẹp.

Siltfin Spiritwalker là một sự bổ sung tốt cho những người chơi muốn tái sinh bộ Deck huyền thoại Shaman Murloc. Có hiệu ứng gần giống với Cult Master, tuy nhiên, khả năng sống sót của Siltfin Spiritwalker lại cực cao với 5 HP, chưa kể đến việc có thể được buff bởi Murloc Warleader hay các lá bài Murloc khác.

Neptulon (7 Mana): Chỉ số 7/7, Bổ sung 4 lá bài Murloc ngẫu nhiên lên tay người chơi

Hearthstone: Phân tích Gnomes vs Goblins - Shaman

Chúa tể của Murloc là lá bài Legendary mới được Blizzard ban tặng cho class Shaman. Neptulon đem tới mọi thứ mà một Shaman cần: khả năng lấy thêm bài, Minion có manacost thấp và hiệu ứng liên kết giữa các Minion. Ngoài ra, chỉ số 7/7 cũng khiến Neptulon là một kẻ địch khó chịu nếu như bạn không có Big Game Hunter trên tay.

Tổng kết

Shaman luôn là một deck có tính chắc chắn cao, và hầu như có thể đấu ngang với mọi deck trong meta-game hiện nay, từ Aggro đến Midrange, Control. Đó là do việc Shaman có hero power vô cùng khó chịu và hàng loạt các Removal, Minion giúp kiểm soát bàn đấu vào tất cả các giai đoạn của trận đấu. Cùng với khả năng control board mạnh, Shaman cũng có thể khiến đối phương phải chịu một lượng Burst damage cực lớn chỉ trong một turn với combo Al’Akir/ DoomHammer + Rockbitter/Flametongue Totem.

Tuy vậy, Shaman lại phụ thuộc khá nhiều vào việc bốc bài, khó có thể giành lại thế trận nếu không bốc được những lá cần thiết đúng thời điểm. Nhìn chung, Shaman không có sự thay đổi nhiều về lối đánh sau GvG. Midrange Mech Shaman có lối đánh hầu như giống Midrange Shaman kiểu cũ, chỉ đơn giản là thay đổi một số lá bài hệ Mech để kết hợp vũ khí mới của Shaman. Bộ Deck này thực sự cũng không khiến Shaman mạnh lên quá nhiều, bằng chứng là class này vẫn khá ít xuất hiện trong chế độ xếp hạng hiện tại.

Với lối chơi không có gì mới lạ như vậy, Shaman vẫn chỉ là một Class hạng 2 trong Hearthstone chứ chưa thể so sánh được với Mage hay Paladin.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.