Intel sẽ sao chép công nghệ sản xuất CPU từ AMD

17/08/2023 22:17 GMT+7

Dự kiến trong vài tuần tới, Intel sẽ giới thiệu bộ xử lý thế hệ thứ 14 (Meteor Lake) trước khi làm mới mạnh mẽ hơn vào năm 2024 với thế hệ thứ 15 (Arrow Lake).

Theo Tech Unwrapped, để chuẩn bị cho những bước thay đổi lớn vào năm sau, Intel đã quyết định thay đổi tên gọi cho CPU của mình. Ví dụ, Core i5 hiện tại sẽ được đặt tên là Core Ultra 5. Công ty cũng được cho là kết thúc tên gọi Pentium và Celeron - hai thương hiệu đã hơn 30 năm tuổi - để chuyển đổi thành Intel N nhắm đến máy tính xách tay và các hệ thống nhúng như Mini PC.

Intel sẽ sao chép một công nghệ sản xuất CPU từ AMD - Ảnh 1.

Intel đã sẵn sàng từ bỏ cách thức đặt tên bộ xử lý Core i như trước đây

CHỤP MÀN HÌNH

Việc sửa đổi thương hiệu này không phải là vấn đề lớn nhưng có thể giúp công ty đơn giản hóa việc tiếp thị sản phẩm giống như cách mà AMD đã sử dụng. Nhưng quan trọng hơn, Intel có thể còn tiến xa hơn nữa trong việc sao chép đối thủ trên thị trường CPU của mình.

Khi Arrow Lake được giới thiệu, chúng sẽ dựa trên quy trình Intel 20A (2nm) với các lõi Lion Cove (P-Core) và Skymont (E-Core) mới. Ngoài ra, các bộ xử lý này loại bỏ hoàn toàn hỗ trợ cho RAM DDR4. Chúng cũng có nhiều thay đổi hơn nữa, chẳng hạn như thay đổi sang socket LGA1851. Trong khi đó, Meteor Lake vẫn sử dụng socket LGA1700 để tương thích với các bo mạch chủ hiện tại. Đây là điều không bất ngờ bởi công ty đang đi theo cách thức thay đổi socket mỗi hai năm một lần.

Nhưng bước nhảy đáng chú ý nhất ở Arrow Lake nằm ở bộ nhớ đệm. Ở Core thế hệ thứ 12, mỗi P-Core có 1,25 MB, trong khi thế hệ thứ 13 tăng lên 2 MB. Giới phân tích dự đoán Core thế hệ thứ 14 sẽ có bộ nhớ đệm cao nhất lên đến 3 MB. Nếu thông tin chính xác, Intel đã sao chép một công nghệ có trên CPU Ryzen của AMD. Cụ thể, để tăng bộ đệm, nhiều khả năng Intel sẽ phải sử dụng một ngăn xếp bổ sung như cách mà Ryzen 3D đang áp dụng.

Intel sẽ sao chép một công nghệ sản xuất CPU từ AMD - Ảnh 2.

Lộ trình sản xuất CPU mà Intel đã và đang hướng đến

INTEL

Ngoài ra, việc Intel chuyển sang quy trình in thạch bản nhỏ hơn sẽ giúp hãng tăng số lượng lõi. Điều này có thể dẫn đến số lượng P-Core tăng lên, mặc dù không quá nhiều nhưng tạo một bước đột phá về hiệu năng. Các giải pháp hiện tại cũng đã khá mạnh và mang đến sự linh hoạt trong cấu hình lõi. Ngoài ra, với quy trình 2nm, tốc độ xung nhịp trên lõi của Arrow Lake có thể tiến sát mức 6 GHz.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.