Khó quy hoạch làng gốm Tân Hạnh

05/08/2013 09:50 GMT+7

Việc quy hoạch và phát triển nghề gốm sứ truyền thống nói chung ở Đồng Nai và nói riêng ở Tân Hạnh (TP.Biên Hòa) đang gặp nhiều khó khăn.

Với cách bố trí của Làng nghề gốm sứ Tân Hạnh của UBND TP.Biên Hòa (đã được UBND tỉnh Đồng Nai chấp thuận) chỉ bảo đảm về mặt sản xuất, chưa quan tâm đến vấn đề bảo tồn.

  Sản xuất gốm mỹ nghệ ở cơ sở gốm Thái Vinh
Sản xuất gốm mỹ nghệ ở cơ sở gốm Thái Vinh (Tân Vạn, Biên Hòa) - Ảnh: Lê Lâm

Phải đốt thủ công

 
Ông Hồ Văn Lộc- Chánh văn phòng UBND TP.Biên Hòa cho biết, diện tích khu quy hoạch Làng nghề gốm sứ Tân Hạnh (TP.Biên Hòa) là 52 ha. Việc quy hoạch bị kéo dài đến bây giờ là do vướng về công tác về đền bù, giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên  đến nay cơ bản đã hoàn thành, còn khoảng 1,5 ha mặt bằng chưa bàn giao. Đã có 31 được trong tổng số 40 DN đăng ký vào sản xuất được cấp đất. Theo quyết định của UBND tỉnh, đến ngày 31.12.2012 buộc phải di dời hết tất cả các DN còn lại vào khu quy hoạch.

Được biết nghề gốm truyền thống Đồng Nai đã phát triển được hơn 300 năm, tập trung dọc theo tuyến sông đồng nai gồm các phường Tân Vạn, Tân Hạnh, Bửu Hòa, Hóa An, và được thế giới biết đến từ năm 1925

Ông Vòng Khiềng- Chủ tịch Hiệp hội gốm mỹ nghệ Đồng Nai cho rằng: “Không thể đối xử với làng nghề truyền thống giống như một KCN được. Làng nghề ngoài việc phải hiện đại, thông thoáng, sạch đẹp, thân thiện môi trường; mà cần phải có các công trình phụ bổ trợ nhau như khu vực du lịch, tham quan, khu văn hóa trưng bày, giới thiệu sản phẩm…. Nếu không, thì cũng sẽ chết như nhiều làng gốm ở Philippines”. Ông Khiềng phân tích tiếp: “Hiệp hội đã làm cả một phương án về mô hình sản xuất và bảo tồn văn hóa gốm truyền thống ở Biên Hòa, nhưng không được các nhà quản lý kinh tế quan tâm”. Ngoài ra còn một vướng mắc khác nữa có thể ảnh hưởng đến thương hiệu gốm Đồng Nai đó là hiện nay còn 15 doanh nghiệp (DN) sử dụng lò củi để nung gốm. “Trong khi đó, theo quy định là khi vào khu quy hoạch thì không được đốt lò củi để tránh ô nhiễm môi trường, mà đặc trưng đất đen ở Đồng Nai là phải đốt bằng lò củi mới đẹp. Trước tình hình này, Hiệp hội đã kiến nghị cho đốt lò củi nhưng lắp đặt hệ thống xử lý khói bụi.” Ông Khiềng cho biết thêm.

Ngành gốm tệ hại lắm rồi

Theo ông Vòng Khiểng, tình hình ngành gốm Đồng Nai hiện tại tệ hại lắm rồi, từ hơn 300 DN, cơ sở sản xuất gốm (tập trung ở TP.Biên Hòa) năm 2001, đến nay chỉ còn hơn 36. Trong 36 cơ sở này giỏi lắm là trên 20 có đơn hàng để sản xuất , còn lại làm “đón gió” (không có đơn hàng nhưng vẫn làm cầm chừng để giữ chân thợ).

Ông Huỳnh Đức Thơ - Chủ DNTN gốm Thái Vinh, ngụ KP4 (P.Tân Vạn, TP.Biên Hòa) cho biết, DN của  ông duy trì khoảng 15 công nhân, ông mới có vài đơn hàng gần đây chứ từ đầu năm đến nay chỉ làm rai lai. Và tuy không có đơn hàng nhưng cũng phải làm để giữ chân công nhân chứ không dám nghĩ. “Bởi công nhân bây giờ ngày càng mai một, chỉ toàn lại người già, còn thanh niên, tuổi trẻ không theo nghề gốm mà bỏ đi làm công ty, xí nghiệp hết rồi. Đã vậy mấy năm nay do vướng quy hoạch Làng nghề gốm sứ Tân Hạnh theo chủ trương của tỉnh nên DN của tôi không cấp giấy phép sản xuất mà chỉ cấp giấy phép mua bán, điều này gây cho ông nhiều khó khắn về giao dịch, hạch toán, báo cáo thuế, hay việc khách hàng đòi hóa đơn”, ông Thơ cho biết. Còn Cơ sở của anh Đỗ Anh Tuấn (ngụ KP2, P.Tân Vạn, TP.Biên Hòa) cũng lâm vào tình cảnh tương tự, anh liên kết với một DN khác làm vài công đoạn rồi giao hàng cho họ nhưng theo anh đầu năm đến nay cũng chỉ làm cầm chừng, chứ không sản xuất lớn bởi không có đơn hàng. Tuy vậy ngày nào anh cũng phải làm để giữ chân công nhân.

Lê Lâm

 >> Làng gốm Bàu Trúc
>> Nghệ nhân làng gốm cổ
>> m thầm “giữ lửa” cho làng gốm cổ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.