• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Để con tự giác học

27/08/2015 03:44 GMT+7

Trẻ em bắt đầu vào năm học mới thì cha mẹ cũng bắt đầu mệt mỏi với điệp khúc nhắc nhở con học bài mỗi buổi tối. Làm thế nào để con không trì hoãn, không mè nheo, không đòi xem tivi thêm năm phút, làm thế nào để cứ đến giờ là con ngồi vào bàn học?

Bài: Kim Ngọc

yakuza2013129114819382 3

Điều cần nhớ với cha mẹ là đừng nôn nóng đòi thấy ngay kết quả và tuyệt đối không làm thay trẻ mọi việc. Nếu con bạn đang ở độ tuổi học Tiểu học, bạn có thể áp dụng những cách mà Thời Trang Trẻ mách bạn dưới đây.

 

Tập thói quen đúng giờ

Có vẻ như đứa trẻ nào cũng cố nằm lì khi bị gọi dậy vào buổi sáng. Muốn dậy sớm cần ngủ sớm. Trẻ cần ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm nên nếu 6h sáng trẻ thức dậy mới kịp ăn sáng và tới trường thì từ 10h tối hôm trước, chúng đã phải lên gường đi ngủ. Trước đó, trẻ cũng có được khoảng thời gian đủ để hoàn thành các bài tập về nhà. Cha mẹ hãy cùng trẻ thảo luận để đi đến thống nhất những mốc thời gian cố định này và tập dần thói quen đúng giờ trong các hoạt động. Bạn có thể mua cho trẻ một chiếc đồng hồ báo thức, những ngày có thể nhắc trẻ “Con ơi, đồng hồ báo thức rồi”. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra để tập một thói quen mới, chỉ cần làm việc đó đều đặn trong mọt tháng.

 

giup-con-hoc-tot

 

Việc của con, con tự làm

Sáu tuổi con bước vào lớp Một và đã có thể tự làm những việc cá nhân như đánh răng rửa mặt, mặc quần áo, chuẩn bị sách vở, ăn sáng... trước khi được cha mẹ đưa tới trường. Cha mẹ nên dần dần “cài đặt” vào trong đầu trẻ suy nghĩ: “Việc của mình phải tự làm”. Những ngày đầu khi đưa vào “kỷ luật” trẻ có thể sẽ tủi thân, khóc lóc hay phản đối nhưng bố mẹ nên kiên nhẫn giải thích, nhắc nhở và hỗ trợ con một phần rồi từ từ “buông” khuyến kích con tự hoàn thành.

 

Niềm yêu thích học tập còn quan trọng hơn thành tích học tập của con trẻ.

 

Đừng hối thúc

Vào giờ tự học của con, bạn có thể giúp con tổng hợp các nội dung cần chuẩn bị cho buổi học ngày hôm sau rồi để trẻ tự quyết định học môn gì trước, học như thế nào. Nếu bạn ở gần bên khi con đang học đừng cứ năm phút lại nhắc nhở hay hỏi thăm “Con làm xong bài tập toán chưa?” Nếu đã hết thời gian tự học mà con vẫn chưa hoàn thành, bạn có thể cho con thêm 15 -20 phút nhưng việc này không nên diễn ra thường xuyên. Chúng sẽ khiến trẻ lơ là trong giờ tự học, ỷ y và làm ảnh hưởng đến giờ đi ngủ cũng như giờ thức dậy.

 

a2

 

Làm gì trong giờ con học bài

Trẻ con rất dễ bị mất tập trung nếu chúng đang học mà gần đó lại có chiếc ti vi hay máy tính đang mở ồn ào. Trong lúc con học bài, cha mẹ có thể ngồi cách con không quá xa để đọc sách hoặc làm việc. Đừng quan sát con theo kiểu “giám sát” mà nên ở trong tư thế sẵn sàng giải đáp thắc mắc hay trợ giúp khi con cần đến.

 

 NXP8925-30fdb

 

Cha mẹ nên từng bước dạy cho trẻ hiểu rằng “Việc học là của con”  để con tự giác, say mê tìm hiểu kiến thức, yêu thích việc học tập. Nếu cha mẹ cứ nài nỉ, quát mắng trẻ thức dậy cho kịp giờ, làm bài tập hộ, nhắc nhở, trách phạt, ép buộc trẻ ngồi vào bàn học lâu ngày sẽ khiến chúng có suy nghĩ “việc học là việc của cha mẹ” “cố học cho cha mẹ vui”.

 

NẾU CON CHỈ LÀM BÀI CHO XONG, HOẶC KHÔNG CHỊU LÀM BÀI?

Một vài ngày con không hoàn thành bài tập ở nhà thì không phải là vấn đề nghiêm trọng. Mặt khác, cha mẹ hãy tìn đến sự hỗ trợ từ giáo viên của con. Tiếng nói của thầy cô giáo thường rất có “sức nặng” với phần lớn học sinh. Vì vậy nếu cô giáo luôn kiểm tra bài vở, nhắc nhở trẻ hoàn thành bài tập về nhà thì chúng sẽ có động lực, quyết tâm để hoàn thành.

 

 

Top
Top