Thư viện khoa học tổng hợp TP.HCM: Thêm một Studio sản xuất sách nói cho người khiếm thị

28/10/2005 10:29 GMT+7

Sáng ngày 26/10/2005, Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh ( KHTH) đã long trọng tổ chức lễ khánh thành và đưa vào hoạt động Studio sản xuất sách nói (trong khuôn viên thư viện) tại số 69 Lý Tự Trọng, Quận 1, TPHCM.

Như vậy, đây là Studio sản xuất sách nói thứ II (với tổng vốn đầu tư 24.000 USD), được thiết lập nhằm sản xuất sách giáo khoa cho học sinh, sinh viên khiếm thị. Trước đó cũng tại thư viện này, Studio sản xuất sách nói đầu tiên cùng từ nguồn tài trợ của Quỹ Force Foundation (Hà Lan) được xây dựng (khách thành tháng 9/2003) với chi phí khoảng 17.000 Euro. Đến nay, sau hai năm hoạt động Studio I đã sản xuất được 77 đầu sách nói. Trong đó, có 11 đầu sách tiếng Khme, 3 đầu sách tiếng Ê đê và 4 đầu sách tiếng Xê đăng.

Cũng trong dịp này, Thư viện KHTH đã chính thức công bố hoàn thành việc dịch và xuất bản cuốn sách “Best Practice Manual” sang tiếng Việt với tựa đề “Dịch vụ thư viện cho người khiếm thị”. Giám đốc Thư viện KHTH Bà Nguyễn Thị Bắc cho biết, cuốn sách là cẩm nang cần thiết cho những người làm công tác thư viện phục vụ bạn đọc khiếm thị được thực hiện bằng nguồn tài trợ trị giá trên 4.500 USD ( Quỹ Force tài trợ 1.000 USD và chính phủ Hà Lan là 3.500 USD). Ngoài bản in, sách còn được xuất bản dưới dạng đĩa CD và sẽ được phân phối (bản in) tới các thư viện công cộng, hội người mù và hệ thống trường người khiếm thị trên cả nước. Bên cạnh đó, toàn bộ nội dung cuốn sách cũng đã được đưa lên mạng Internet tại địa chỉ Website của Thư viện KHTH. Theo các chuyên viên văn hóa, thư viện KHTH là đơn vị tổ chức khá chuyên nghiệp công tác phục vụ bạn đọc là người khiếm thị. Trong đó, việc thực hiện cuốn sách (nêu trên) tuy chỉ là một dự án nhỏ nhưng có ý nghĩa thiết thực góp phần nâng cao nhận thức trong hoạt động thực tiễn rất lớn cho hệ thống thư viện công cộng cả nước.

Được biết, ngoài các thiết bị chuyên dụng hiện đại trang bị tại phòng đọc dành cho người khiếm thị. Hiện Thư viện còn đưa ra hàng loạt dịch vụ để bạn đọc khiếm thiï có nhiều cơ hội trong tiếp nhận thông tin. Như đọc sách tại chỗ có sử dụng công nghệ hỗ trơ; cho mượn sách về nhà; đọc sách cho bạn đọc nghe theo yêu cầu; cung cấp tài liệu ở dạng thay thế (phim, sách nói và đồ họa nổi); truy cập trực tuyến tại địa chỉ Website của Thư viện; học tập từ xa qua mạng và truy cập Internet hay sử dụng máy tính cùng thiết bị khác để làm việc một cách độc lập.

                                                                                      Trọng Hà

 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.