Kiệt sức vì chạy lũ

19/11/2010 23:31 GMT+7

Một thầy giáo bị lũ cuốn trôi khi đang đến trường Từ tối 18 đến chiều 19.11, tại Bình Định và Phú Yên tiếp tục có mưa lớn khiến nhiều vùng ở 2 tỉnh này lại ngập chìm trong lũ.

Tại Phú Yên, đến chiều qua đã có thêm 1 người chết do mưa lũ là ông Huỳnh Kim Anh (47 tuổi, ở P.1, TP Tuy Hòa), giáo viên trường THCS Trần Phú (xã Hòa Kiến, TP Tuy Hòa) khi đang trên đường đến trường thì bị nước lũ cuốn trôi. Như vậy trong đợt mưa lũ từ 30.10 -19.11, Phú Yên đã có 10 người chết.

Chính phủ hỗ trợ khắc phục lũ lụt

Sáng 19.11, dẫn đầu đoàn công tác Chính phủ kiểm tra chỉ đạo khắc phục hậu quả thiên tai tại Quảng Nam, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã thị sát tình hình sạt lở dọc sông Thu Bồn, các điểm ngập lụt nặng tại Điện Bàn, Duy Xuyên và kiểm tra tình trạng sụt lún cầu Đen tại Gò Nổi. Phó thủ tướng yêu cầu địa phương tiếp tục hỗ trợ cho dân bị thiệt hại, nhanh chóng khắc phục các công trình giao thông, thủy lợi hư hỏng; quản lý chặt chẽ quy trình vận hành xả lũ các hồ thủy điện trên địa bàn. Trước mắt, đồng ý hỗ trợ 30 tấn gạo, 30 tỉ đồng để Quảng Nam khắc phục hậu quả. Dịp này, Bộ Quốc phòng cũng viện trợ 5 bộ phà nhẹ cho Quân khu V.

Tại Quảng Ngãi chiều cùng ngày, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đến thăm hỏi các gia đình bị thiệt hại nặng do lũ quét ở làng chài Phước Thiện, xã Bình Hải và làng Sơn Trà, xã Bình Đông, huyện Bình Sơn. Phó thủ tướng chia sẻ khó khăn với những gia đình bị nhà sập hoàn toàn, suốt những ngày qua phải tá túc vào bà con chòm xóm, đồng thời yêu cầu các cấp chính quyền tỉnh Quảng Ngãi phải ứng ngân sách gấp rút làm ngay khu tái định cư để người dân nhanh chóng có đất làm nhà, ổn định cuộc sống. Chính phủ đồng ý hỗ trợ tỉnh Quảng Ngãi 1.000 tấn gạo để cứu trợ cho người dân các vùng lũ.

Nhóm PV

Lúc 15 giờ 30, thủy điện Sông Ba Hạ và Sông Hinh xả lũ với lưu lượng hơn 6.000m3/s và có khả năng tiếp tục tăng vào ban đêm.

Với lưu lượng xả hiện nay, nhiều thôn thuộc các xã: Đức Bình Đông, Đức Bình Tây, Sơn Giang bị uy hiếp nghiêm trọng. Trong khi đó, tại huyện Tây Hòa, nước sông Bánh Lái tiếp tục lên nhanh và chảy xiết, cầu Bến Nhiễu bị ngập hơn 1m nên đã cô lập hoàn toàn thôn Mỹ Thành.

Tràn Bầu Quy đi Thạnh Phú, Quảng Mỹ cũng ngập sâu trong nước xiết. Xã Hòa Thịnh trở thành ốc đảo do cầu Bến Củi đã chìm trong nước lũ.

Còn ở huyện Đồng Xuân, nước lũ dâng cao đã phong tỏa và cô lập hoàn toàn các xã Xuân Sơn Bắc, Xuân Sơn Nam. Đến 16 giờ chiều qua, huyện Đồng Xuân đã di dời gần 400 hộ dân đến nơi an toàn, chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ em.

Chỉ trong hơn nửa tháng, người dân Phú Yên phải đối mặt với 4 cơn lũ lớn nhỏ khiến mọi người đều mệt mỏi, kiệt sức. Cảnh dắt díu nhau chạy lũ cứ lặp đi lặp lại với người dân ở 2 thôn Tân Long và Tân Hòa, xã Xuân Sơn Nam, huyện Đồng Xuân. Cách đây 2 ngày, lũ bất ngờ đổ về khiến nước sông Kỳ Lộ dâng nhanh, nên mọi người lại cuống cuồng bồng bế, chuyển gia súc, gia cầm đến vùng cao tránh lũ.

 
 Người dân ở thôn Tân Hòa, xã Xuân Sơn Nam, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) di chuyển tài sản chạy lũ - Ảnh: Đức Huy

Ông Võ Đồng Quang - Chủ tịch xã Xuân Sơn Nam cho biết: “Chạy lũ thường trực có khoảng 57 hộ ở thôn Tân Hòa và Tân Long, còn lại là người dân chuyển tài sản, người già, trẻ em từ nhà thấp lên nhà cao hoặc đến trú tạm trường học cao tầng. Do cứ chuyển đi chuyển lại, nhiều người quá mệt mỏi”.

 

Tuyến tỉnh lộ 640 từ thị trấn Tuy Phước xuống các xã phía đông huyện Tuy  Phước và Phù Cát (Bình Định) có nhiều đoạn ngập sâu trong lũ - Ảnh: Nghệ Bình

Tại Bình Định, mưa lớn cộng với nước từ đầu nguồn và nước từ các hồ thủy lợi xả lũ đã làm ngập nhiều địa phương trong tỉnh, nhất là các xã khu đông 2 huyện Tuy Phước và Phù Cát. Hiện đang có trên 500 hộ dân ở thôn Lạc Điền, xã Phước Thắng (huyện Tuy Phước) và hàng trăm hộ dân khác sinh sống ven đê Đông bị nước lũ cô lập. Tại Phù Cát, đê sông Đại An thuộc địa bàn xã Cát Tiến bị vỡ một đoạn dài 200m, uy hiếp đến hàng trăm hộ

Báo cáo nhanh của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão T.Ư hôm qua cho biết, mưa lũ từ ngày 13.11 đến nay đã làm 22 người chết, 7 người mất tích; cuốn trôi trên 2 ngàn gia súc gia cầm, trên 4 ngàn ngôi nhà bị ngập và tốc mái, 15 ngàn ha lúa và hoa màu bị hư hại... UBND các tỉnh đã có văn bản đề nghị Chính phủ hỗ trợ để khắc phục hậu quả lũ, lụt. Cụ thể: Thừa Thiên - Huế cần gấp 50 tỉ đồng, 1 ngàn tấn gạo, 500 tấn lúa giống; Quảng Nam 50 tỉ đồng; Quảng Ngãi 310 tỉ đồng, 2 ngàn tấn gạo, 1 ngàn tấn giống cây trồng...
dân.

Các huyện miền núi và các huyện phía bắc Bình Định cũng bị nhiều thiệt hại về người và tài sản do mưa lớn dồn dập. Trong đó, xã vùng cao Canh Liên, huyện Vân Canh bị cô lập hoàn toàn do đường giao thông bị chia cắt vì sạt lở núi. Núi Dốc Cao ở xã n Hảo Tây, huyện Hoài n bị sạt lở nghiêm trọng; đất đá bồi lấp ruộng vườn của người dân sống ven chân núi. Tính đến chiều 19.11, Bình Định đã có thêm 1 người chết do mưa lũ (nâng số người chết trong đợt lũ này lên 5 người) và 1 người mất tích; gần 20.000 ngôi nhà bị ngập nước và cô lập; hơn 200 nhà sập và hư hỏng. Trên địa bàn TP Quy Nhơn, cảnh ngập lụt cũng tái diễn vì hệ thống thoát nước gần như bị tê liệt hoàn toàn.

Nhóm PV

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.