Quỹ đạo của ISS lên thêm 6km

18/11/2011 14:53 GMT+7

(TNO) Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào hôm nay (18.11) được điều chỉnh quỹ đạo lên thêm 6km, tới độ cao khoảng 392km so với Trái đất, RIA Novosti dẫn lời người phát ngôn Trung tâm kiểm soát sứ mệnh của Nga cho biết.

(TNO) Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào hôm nay (18.11) được điều chỉnh quỹ đạo lên thêm 6km, tới độ cao khoảng 392km so với Trái đất, RIA Novosti dẫn lời người phát ngôn Trung tâm kiểm soát sứ mệnh của Nga cho biết.

Theo đó, ISS sẽ được đẩy lên vị trí mới nhờ vào lực đẩy của mô-đun Zvezda của Nga trên ISS.

>> Tàu Soyuz đến kết nối với trạm vũ trụ
>> Nga đưa ba phi hành gia đến ISS
>> Nga phóng tàu tiếp tế đến ISS
>> Nga lại đổi kế hoạch phóng tàu vũ trụ

Người phát ngôn trên cho biết, ISS bắt đầu được đẩy lên quỹ đạo mới vào lúc 11 giờ 7 phút ngày 18.11 (giờ VN) và quá trình này được thực hiện trong khoảng 217 giây cho đến lúc ISS đạt đến quỹ đạo 392,3km, cao hơn 6km so với trước.


Hiện trên ISS có sáu phi hành gia làm việc - Ảnh: Reuters

Được biết, việc thay đổi quỹ đạo của ISS nhằm tạo thuận lợi cho tàu Soyuz TMA-02M rời ISS vào ngày 22.11 và tàu Soyuz TMA-03M đến kết nối với trạm vào ngày 23.12 tới.

Sau khi tàu Soyuz TMA-02M chở theo ba phi hành gia là Sergei Volkov (Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga - Roscosmos), Michael Fossum (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ - NASA) và Satoshi Furukawa (Cơ quan Thám hiểm không gian Nhật Bản - JAXA) rời ISS để về nhà thì trạm vũ trụ sẽ còn lại ba người là Anton Shkaplerov và Anatoly Ivanishin (cùng thuộc Roscosmos) và Dan Burbank (NASA).

Cả ba vừa được tàu Soyuz TMA-22 đưa lên ISS vào ngày 16.11 qua, sau hành trình bay xuyên không gian kéo dài hai ngày từ Sân bay vũ trụ Baikonur của Nga ở Kazakhstan.

Trong khi đó, tàu Soyuz TMA-03M chở theo ba phi hành gia Don Pettit (NASA), Oleg Kononenko (Roscosmos) và Andre Kuipers (thuộc Cơ quan Vũ trụ châu u - ESA) dự kiến sẽ rời bệ phóng tại Baikonur vào ngày 21.12 tới, đến gia nhập với Shkaplerov, Ivanishin và Burbank để trở thành Đoàn bay quốc tế ISS thứ 30.

Tiến Dũng

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.