“Không thể để con sâu làm rầu nồi canh”

07/11/2005 23:44 GMT+7

Phát biểu về quy định lộ trình 4 năm chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước (DNNN), ĐB Nguyễn Thị Hồng Khanh (Đồng Nai) nói: "Việc quy định thời hạn chuyển đổi DNNN vào luật này là không phù hợp. Chúng ta không biết có cái gì chắc chắn 3 - 4 hay 5 năm để hoàn thành quá trình này.

Nếu có quy định thì sau khi hoàn tất, điều này sẽ trở thành vô hiệu và chúng ta phải sửa luật một cách vô lý vì chúng ta biết điều đó sẽ xảy ra". ĐB Trần Công Kích (Ninh Bình) nhận xét: "Tôi cho rằng 4 năm nữa thì không thể tổ chức lại DNNN xong được". Ông Kích còn góp ý: "Tôi đề nghị chưa nên đưa vào quy định về công ty mẹ - công ty con và nhóm công ty bởi chúng ta đang thử nghiệm, đang làm thí điểm, chưa có tổng kết thì không nên đưa vào luật. Thêm vào đó, bản chất quan hệ kinh tế nhất là chế độ tài chính, thị trường... giữa công ty mẹ - công ty con chưa có gì là rõ ràng cả". Không đồng tình với quan điểm của ông Kích, ĐB Trần Hữu Hậu (Tây Ninh) nói: "Sự ra đời của công ty mẹ - con với nhiều tầng lớp và quan hệ là một đòi hỏi khách quan và là xu thế tất yếu của sự phát triển. Tôi cho rằng quy định đưa công ty mẹ - con, nhóm công ty vào luật là rất cần thiết nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho việc thực hiện mô hình này, đem lại hiệu quả cao cho DN nói riêng

ĐB Nguyễn Thị Thu Hồng (Thừa Thiên - Huế): "Có thể ví Luật DN chung này là một ngôi nhà đẹp, nhưng công ty nhà nước chưa đến ở. Trong khi đó, ngôi nhà được tạo dựng bằng Luật DNNN hiện hành không đẹp bằng, kém tiện nghi hơn nhưng công ty nhà nước vẫn muốn ở bởi lẽ ngôi nhà này được bao bọc bằng hàng rào, người bảo vệ, thậm chí hằng ngày đương nhiên có người đưa cơm ăn, thức uống đến”.

và cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung".

Góp ý thêm vào quy định này, ĐB Đặng Văn Thanh (Cần Thơ) nói: "Tôi đề nghị xem xét lại quy định về công ty mẹ - công ty con. Thuật ngữ mẹ - con là quá nôm na và không phù hợp với một văn bản pháp luật. Tôi đã tra từ điển tiếng Anh, họ gọi là Partnership nhưng dịch thế nào mà thành mẹ - con thì tôi cũng chịu. Vấn đề chính ở đây là làm sao quy định cho được việc hình thành báo cáo tài chính hợp nhất hạn chế tối đa việc hình thành báo cáo tài chính tổng hợp".

Có khá nhiều ĐB lên tiếng về tình trạng "cởi mở" trong đăng ký thành lập doanh nghiệp (DN) dẫn tới tình trạng thành lập nhiều "DN ma" rút nhiều tỉ đồng tiền thuế của nhà nước. ĐB Nguyễn Đình Hương (Hà Tĩnh) nói: "Khi xây dựng Luật DN thì mục tiêu của chúng ta là làm sao để tránh được DN ma và chống rửa tiền. Các quy định của luật phải chú ý tới điều này". Tuy nhiên, ĐB Huỳnh Văn Chính lại có cách nhìn nhận khác: "Việc đăng ký kinh doanh của chúng ta cần nghiên cứu thế nào đó cho thuận tiện hơn, bớt đi những việc tới lui của DN. Chúng ta không thể vì "con sâu làm rầu nồi canh" được. Quy định của luật phải đem lại sự thuận tiện cho số đông, cho đa số những người làm ăn chân chính".

Hoàng Ly

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.