Các đại sứ LHQ nhất trí về cải cách

14/09/2005 15:00 GMT+7

Các nhà ngoại giao tại New York đã nhất trí một chương trình cải cách dự thảo để đưa ra hội nghị Thượng đỉnh Thế giới khai mạc tại Liên Hiệp Quốc hôm 14/9.

Bản dự thảo này được đưa ra sau vài tuần có nhiều tranh cãi nhằm tôn trọng các cam kết thực hiện mục tiêu chống nghèo đói. Tuy nhiên, nhiều điểm quan trọng khác bị bỏ qua hoặc không được chú trọng.

Cuộc họp đầy đủ 191 thành viên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua bản dự thảo cải cách này. Các lãnh đạo thế giới đã sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh, là hội nghị kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Liên Hiệp Quốc.

Tổng Thư ký Kofi Annan nói với các phóng viên rằng bản dự thảo bỏ qua hai vấn đề quan trọng: không phổ biến vũ khí và giải giáp. Ông Annan nói chuyện này thực sự là một điều không hay, và ông hi vọng các nhà lãnh đạo thế giới sẽ đưa các vấn đề này ra trước hội nghị thượng đỉnh.

Các cải cách được đề xuất khác mà gây nhiều tranh cãi bao gồm việc thành lập cơ quan theo dõi về nhân quyền mới, định nghĩa khủng bố và cải cách về cách điều hành Liên Hiệp Quốc.

John Bolton, đại sứ của Mỹ tại LHQ, nói ông hài lòng với những gì đạt được, và nói thêm rằng ông chưa bao giờ hi vọng người ta sẽ nhất trí được mọi thứ ở giai đoạn này.

Jean Ping, chủ tịch của Đại hội đồng LHQ, đưa ra văn bản được các nhà ngoại giao từ 32 quốc gia chính chấp nhận, trong đó bao gồm:

- Về vấn đề nhân quyền, tài liệu này chỉ đơn giản nói về cam kết sẽ thành lập một hội đồng mới, mà không đưa thêm chi tiết.

- Cam kết về chuyện dỡ bỏ các hàng rào thương mại đã bị làm yếu đi rất nhiều.

- Các nhà ngoại giao nhất trí về việc thành lập một uỷ ban kiến tạo hoà bình để giúp các quốc gia mới thoát khỏi chiến tranh, cũng như để đưa ra các nghĩa vụ can thiệp khi thường dân đối mặt với nạn diệt chủng và tội ác chiến tranh.

- Một bộ phận lên tiếng ủng hộ các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của LHQ, là một chiến dịch lâu dài nhằm loại bỏ tình trạng nghèo khổ trên thế giới.

Đại sứ của Brazil tại LHQ, Ronaldo Mota Sardenberg, nói chương trình được thoả thuận này chẳng có mấy điều gì mới mẻ.

(Theo BBC)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.