Tư vấn trực tuyến "Ung thư và những bệnh phụ khoa thường gặp"

22/10/2010 11:50 GMT+7

(TNO) Nhằm đem lại những kiến thức cần thiết cho bạn đọc về căn bệnh ung thư phụ khoa, Thanh Niên Online phối hợp với Văn phòng đại diện ParkwayHealth tại TP.HCM tổ chức buổi tư vấn trực tuyến chủ đề “Ung thư và những bệnh phụ khoa thường gặp” vào lúc 14 giờ ngày 22.10.

>>  "Ung thư và những điều cần biết"   /   "Ung thư đại trực tràng và những điều cần biết"

Khách mời tham dự chương trình:

- Bác sĩ Patricia Kho - Chuyên gia tư vấn ung thư - Trung tâm ung thư Parkway (Singapore).

- Bác sĩ Koh Chung Fai - chuyên gia phẫu thuật bệnh phụ khoa, Bệnh viện Mount Elizabeth (Singapore).

 Đại diện báo Thanh Niên (bìa trái) tặng hoa cho các khách mời tham dự chương trình - Ảnh T.Hải

Hiện nay trên thế giới, tỷ suất mắc mới các bệnh ung thư nói chung và ung thư phụ khoa nói riêng ngày càng gia tăng do lối sống hiện đại và chế độ sinh hoạt.

Ung thư buồng trứng - "kẻ giết người thầm lặng"

Đừng ngại ngùng, né tránh những vấn đề phụ khoa

Đối với bệnh phụ khoa như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư tử cung... trong đó đặc biệt ung thư buồng trứng được xem là “kẻ giết người thầm lặng”, nó ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của phụ nữ. Đây chính là thời điểm đánh thức cộng đồng, xây dựng ý thức ngăn ngừa cũng như tầm soát trước khi bệnh ở giai đoạn muộn.

* Chào bác sĩ, mẹ tôi 58 tuổi, đã xạ trị và phẫu thuật ung thư cổ tử cung, xét nghiệm sau mổ cho thấy có di căn (chẩn đoán ban đầu là giai đoạn 2A, sau chuyển xuống thành 2B). Sau mổ sẽ tiến hành xạ trị tiếp. Vậy có cách nào kiểm soát di căn để ngăn chặn sớm những tổn thương gây ra không? Tôi có nên đưa mẹ đi chụp PET/CT không? Thời điểm nào là thích hợp? Tôi rất lo lắng cho mẹ. Mong được hồi âm sớm từ bác sĩ. Xin chân thành cảm ơn! (binhminh2411@yahoo.com, Đồng Nai)

- Bác sĩ Patricia Kho - Chuyên gia tư vấn ung thư - Trung tâm ung thư Parkway (Singapore): Ung thư cổ tử cung giai đoạn IIB, phẫu thuật đi kèm với xạ trị có hoặc không có hóa trị kèm theo phụ thuộc vào mức độ lan rộng của bệnh. Điều trị có thể giúp ngăn chặn di căn tại chỗ và lan xa. PET Scan không phải là một phương tiện chẩn đoán thường quy, nên chụp PET Scan khi có những chỉ định lâm sàng. Kiểm tra tế bào cổ tử cung/âm đạo mỗi 3 đến 6 tháng trong 1 đến 2 năm đầu. Sau đó là mỗi 6 tháng từ 3 đến 5 năm sau.

* Thưa ban tư vấn chương trình năm nay cháu 20 tuổi. Gần đây (2 tháng nay) cháu thấy hay bị đau ở ngực trái (chốc chốc lại nhói đau) và cũng khoảng 5 năm nay thì cháu hay bị đau ở 2 bên bụng dưới khi vận động. Vậy cháu xin hỏi ban tư vấn cháu mắc bệnh gì? Có nguy hiểm không ạ? (L.V.H, sinh viên, Q.7, TP.HCM)
 
- Bác sĩ Koh Chung Fai - chuyên gia phẫu thuật bệnh phụ khoa, Bệnh viện Mount Elizabeth (Singapore): Bạn 20 tuổi, nguyên nhân của đau ngực trái của bạn thường là do thay đổi nội tiết tố trong lúc có kinh nguyệt. Nếu cơn đau ngày càng nhiều, bạn nên gặp bác sĩ để làm siêu âm ngực trái.

Bạn cũng đau bụng dưới từ năm 15 tuổi, bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra những vấn đề thường gặp như: nhiễm trùng vùng chậu, nhiễm trùng tiểu và u nang buồng trứng. Bác sĩ sẽ thực hiện những xét nghiệm để kiếm tra những vấn đề trên như: Vi khuẩn học, siêu âm buồng trứng và thận.

* Vào giữa chu kỳ kinh (khoảng thời gian rụng trứng) tôi thường có dịch tiết ra rất nhiều và có màu sậm giống như máu ờ cuối kỳ kinh. Trong thời gian này tôi hay bị đau bụng dưới (không đau nhiều chỉ ran ran giống khi có kinh) và đau lưng. Trước khi sinh con tôi cũng có triệu chứng này nhưng chỉ khác là dịch tiết ra rất trong, xin nói thêm tôi sinh mổ do nhau bám thấp. Tôi mổ cách đây 3 năm rưỡi. Xin các bác sĩ tư vấn cho tôi các dấu hiệu trên có liên quan gì đến bệnh tật hay không. Tôi cũng đã đi khám phụ khoa về vấn đề này ở 2 nơi khác nhau, BS đã tiến hành soi và phết PAP và bác sĩ xác nhận không có gì bất thường. Tuy nhiên tôi cảm thấy không ổn lắm. Rất mong nhận được sự tư vấn của bác sĩ. (Thúy Thanh, TP.HCM, nhân viên)

- Bác sĩ Koh Chung Fai: Chất tiết âm đạo màu nâu đậm sau kỳ kinh thường là do thay đổi hoocmon trong lúc rụng trứng. Những vấn đề khác cũng thường hay gặp là nhiễm trùng cổ tử cung và sự tăng trường cổ tử cung.

Cơn đau bụng dưới của bạn cần được kiểm tra những vấn đề như: bệnh nội mạc tử cung, u nang buồng trứng và u xơ tử cung. Những bệnh lý này có thể chẩn đoán qua khám lâm sàng.

Siêu âm tử cung và buồng trứng rất hữu ích trong việc chẩn đoán.

* Me em bi ung thu luoi gio lam cach nao cho benh do lai bac si tu van cho chau voi? (huynhlam_dn@yhaoo.com.vn, Đà Nẵng).

- Bác sĩ Patricia Kho: Bệnh nhân cần được khám với bác sĩ tai mũi họng và làm thêm các xét nghiệm để đánh giá tình trạng bệnh. Tùy thuộc vào đánh giá và kết quả của xét nghiệm, bệnh nhân có thể phẫu thuật đi kèm với xạ trị không có hóa trị hoặc là xạ trị và hóa trị.

Bác sĩ Patricia Kho (phải) đang tư vấn cho bạn đọc - Ảnh T.Hải

* Toi muon kiem tra xem co bi ung thu bao tu hay khong? Kham o benh vien nao? Va co the dung cac cach khac (nhu MRI) ngoai noi soi va X-Quang de chuan doan benh hay khong? Phuong cach nao an toan nhat? (plloveforever@yahoo.com)

- Bác sĩ Patricia Kho: Uống barium hay nội soi bao tử đều được khuyến cáo, nhưng uống barium thì an toàn hơn. Hiện tại không có bất cứ kiểm tra khác nào.

* Mẹ tôi năm nay 44 tuổi đang bị ung thư vú bác sĩ thông báo là có hạch nách rồi và đã mổ bỏ một bên vú rồi. Bác sĩ vui lòng cho biết như vậy mẹ tôi bị ở giai đoạn mấy và cách chữa trị như thế nào có tốn kém lắm không thưa bác sĩ? (phan.thuy86@yahoo.com, Bình Thạnh, TP.HCM)

- Bác sĩ Patricia Kho: Giai đoạn của ung thư vú tùy thuộc vào kích thước của khối u và số lượng hạch bạch huyết bị ảnh hưởng. Tùy thuộc vào số lượng hạch bạch huyết bị ảnh hưởng, bệnh nhân có thể cần xạ trị, hóa trị và liệu pháp nội tiết hay chỉ cần hóa trị và liệu pháp nội tiết. Thuốc hóa trị được sử dụng phụ thuộc vào tính chất của ung thư vú và giá cảị tùy thuộc vào loại thuốc sử dụng.

* Tôi bị ung thư vú, đã phẫu thuật, truyền hóa chất và hiện đang dùng thuốc tamôxphen và tiêm Zanodex hàng tháng. Tôi cũng bị đa nang buồng trứng, lông chân mọc nhiều. Vậy tôi có thể tẩy lông bằng Wax không? Nó có ảnh hưởng đến quá trình điều trị của tôi không? (Nguyen Phuong, Sai Gon)

- Bác sĩ Patricia Kho: Bạn có thể tẩy lông bằng wax và không ảnh hưởng tới việc điều trị.

* Tôi bị sạn mật mổ cắt túi mật cách nay 5 năm, được biết khi mất mật dễ bị ung thư đại tràng, xin bác sĩ cho biết triệu chứng của bệnh lý này, và cách phòng ngừa. (Ngàn Thảo, Kế toán)

- Bác sĩ Patricia Kho: Không có gì xác định nguy cơ ung thư đại tràng. Tùy thuộc vào bệnh sử gia đình, bạn nên tầm soát ung thư đại tràng từ 45 - 50 tuổi. Nếu không xét nghiệm máu trong phân thì tốt nhất là nên nội soi đại tràng. Chế độ ăn uống và lối sống thích hợp như không hút thuốc sẽ giúp bạn ngăn ngừa ung thư đại tràng.

* Da thua bac si, cho em hoi cach day 1 thang em co di ngoai phan co mau. Em so nen em di noi soi dai trang, ket qua o truc trang co polyp 3mm, bac si noi con nho nen khong lay sinh thiet. Em ve nha uong la trinh nu hoang cung khong biet co tac dung gi khong, em dang phan van. Em xin bac si cho em loi khuyen. (Tran Thi Kim Lien, Da Nang)

- Bác sĩ Patricia Kho: Chưa có một nghiên cứu nào cho biết tác dụng của Trinh Nữ Hoàng Cung đối với bệnh của bạn. Lời khuyên của tôi bạn nên đi cắt bỏ polyp, và nên đi kiểm tra và soi đại tràng 3 năm/lần để đảm bảo không có những polyp mới.

* Me toi nam nay 64 tuoi, bi K dai trang, moi vua mo cat bo khoi u cach day 2 thang, da chuyen hoa chat duoc 2 lan. Xin hoi co thuoc gi ngan chan duoc te bao ung thu phat trien va che do an uong cham soc nhu the nao? (Phan Thi Huong Huyen, Da nang, huyen_sicem@yahoo.com.vn)

- Bác sĩ Patricia Kho: Đối với trường hợp của mẹ bạn, bà cần ít nhất 6 vòng truyền hóa chất. Ngoài ra, mẹ bạn cũng phải đi kiểm tra định kỳ thường xuyên để tránh việc ung thư tái phát. Mẹ bạn cần làm xét nghiệm máu cũng như nội soi đại tràng để tránh việc ung thư tái phát.

Về chế độ ăn uống, mẹ bạn mới mổ cách đây hai tháng nên cần ăn kiêng nhưng phải đảm bảo đủ chất.

* Tôi nghe nói có thuốc ngừa ung thư tử cung nhưng phụ nữ đã có gia đình thì không còn chích ngừa được nữa, thông tin này có chính xác hay không? Xin cho biết thêm những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư tử cung là gì? (Phương Huỳnh, TP.HCM, kieu.phuongkieu@yahoo.com)

- Bác sĩ Patricia Kho: Thuốc chích ngừa ung thư cổ tử cung sẽ có hiệu quả cao nhất đối với phụ nữ ở độ tuổi từ 9 - 26. Sau 26 tuổi, phụ nữ vẫn có thể được chích ngừa nhưng hiệu quả sẽ không được cao.

Yếu tố thứ 2 ảnh hưởng đến hiệu quả của việc chích ngừa là người phụ nữ đã quan hệ tình dục hay chưa. Nếu người phụ nữ chưa quan hệ tình dục thì việc chích ngừa sẽ có hiệu quả cao hơn.

* Mẹ tôi năm nay 83 tuổi, bị phát hiện ung thu cổ tử cung cách đây 3 năm, đã xạ trị ở BV TW Huế 2 lần mỗi lần 2 tháng. Đến nay sức khỏe không còn nữa, đi lại khó khăn, giờ mẹ tôi đau rất nhiều, mỗi lúc đau uống 1 viên efferal gan 500g, uống khoảng 2 năm nay, ngày 1-2-3 viên. Máu vẫn ra mỗi ngày và rất hôi, có khi ra ào ạt. Hiện tại mẹ tôi bị phù hết cả người, người nhức mỏi, đau đớn. Xin các bác sĩ cho tôi lời khuyên và thuốc nào cần uống trong lúc này? Xin chân thành cám ơn. (Võ Thanh Loan, Quảng Nam, loanthu72@gmail.com)

- Bác sĩ Patricia Kho: Việc điều trị tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh. Nếu ung thư chỉ phát triển tại chỗ, bệnh nhân cần phải làm xạ trị mỗi ngày trong 5-6 tuần. Bệnh nhân cần phải làm thêm những xét nghiệm để tìm rõ nguyên nhân tại sao bị phù người.

* Em sinh nam 1984, em duoc biet la nguoi con gai tu 26 tuoi tro xuong ma chua quan he tinh duc thi nen chich ngua ung thu co tu cung. Vay xin bac si cho em hoi neu o tuoi cua em chich ngua thi hieu qua co tot khong? (Nguyen Thi Giang, TP.HCM, haigiang082...@gmail.com)

- Bác sĩ Patricia Kho: Được. Bạn có thể tiêm ngừa vắcxin phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, bạn cần phải làm thêm PAP smear (kiểm tra phết tế bào tử cung) sau khi đã quan hệ tình dục và làm lại một lần nữa sau 3 năm.

* Ung thư tuyến giáp thể nhú, sau khi đã cắt toàn bộ tuyến giáp, không chỉ định xạ trị, bệnh có khả năng tái phát hay không? Chế độ ăn uống sau đó như thế nào? (Phạm Thanh Cước, Quảng Ngãi, wl.ducpho1.cuoc@gmail.com)

- Bác sĩ Patricia Kho: Đối với ung thư tuyến giáp, quy trình chữa bệnh sẽ bắt đầu bằng việc can thiệp phẫu thuật để cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp rồi sau đó sẽ điều trị bằng i ốt phóng xạ. Tỉ lệ tái phát của bệnh sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn của ung thư.

Ngoài ra, bệnh nhân phải uống thuốc hóc-môn thay thế cho tuyến giáp.

Sau khi phẫu thuật bệnh nhân có thể ăn uống bình thường, cố gắng ăn nhiều rau xanh và thức ăn nấu chín.

* Cả mẹ chồng và mẹ đẻ của tôi đều bị ung thư cổ tử cung, như vậy con gái tôi có thể bị ung thư cổ tử cung do di truyền không ? Ở TP.HCM, tiêm phòng ung thư cổ tử cung ở đâu? Thuốc tiêm phòng có gây tác dụng phụ gì ảnh hưởng đến việc học tập không? (Diệp Cảnh Hoa, TP.HCM, kimau508@gmail.com)

- Bác sĩ Patricia Kho: Không. Ung thư cổ tử cung không bị di truyền. Ung thư cổ tử cung chủ yếu là do virus HPV lây truyền qua đường quan hệ tình dục.

Ngoài ra, có một số phần nhỏ nguyên nhân do hút thuốc nhiều.

Một số tác dụng phụ có thể có khi dùng thuốc tiêm phòng: chóng mặt nhẹ, buồn nôn, mệt nhưng chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn, không đáng ngại.

Bác sĩ Koh Chung Fai (trái) đang trả lời các thắc mắc của bạn đọc - Ảnh T.Hải

* Tôi được bác sĩ chẩn đoán là do tử cung hoạt động mạnh nên bị xuất huyết. Và đã đi sinh thiết để chẩn đoán. Kết quả là bác sĩ trả lời là không bị ung thư nhưng để lâu sẽ chuyển qua ung thư. Do vậy bác sĩ đề nghị tôi cắt tử cung. Vui lòng tư vấn là tôi có nên cắt tử cung không? Nếu phải cắt thì có những biến chứng gì? Trân trọng cám ơn. (Trần Thị Bình, TP Da Lat, ttbinhdalat@yahoo.com)

- Bác sĩ Koh Chung Fai: Rất nhiều bệnh nhân xuất huyết âm đạo nhiều khi có kinh nguyệt, và ngay cả sau khi được kiểm tra rất cẩn thận bằng các xét nghiệm và sinh thiết cũng không tìm ra nguyên nhân của xuất huyết âm đạo bất thường.

Nếu bệnh nhân đã lập gia đình và có con và không muốn có thêm con nữa, thì phẫu thuật cắt bỏ tử cung là một chọn lựa.

Các biến chứng của phẫu thuật cắt bỏ tử cung thì hiếm, có thể gặp xuất huyết nhiều và nhiễm trùng vết thương, nhiễm trùng phổi.

* Chào bác sĩ, em 33 tuổi đang còn độc thân. Cách đây 1 tuần em đến BV Từ Dũ siêu âm, kết quả siêu âm la U nang buồng trứng T Type II. Kết quả: Tử Cung:ngã sau ĐKTS: 37 mm Nội Mạc Lòng Tử Cung: 6 mm Mật Độ: đều Buồng Trứng Phải (P): bình thường. Buồng Trứng Trái (T): có khối echo kém 40x41 mm. Bác sĩ cho thuốc Saffron loại nhai, 30 viên mỗi ngày nhai 1 viên và hẹn 1 tháng sau tái khám. Xin bác sĩ tư vấn cho trường hợp của em uống thuốc khối u có mất không và uống trong bao lâu? Em có phải phẫu thuật bóc khối u không hay điều trị cách nào cho kết quả tốt? Khối u có ảnh hưởng đến việc có con sau này của em không? Khối u có to lên hay chuyển thành ung thư không? Em cám ơn bác sĩ. (Một bạn đọc)

- Bác sĩ Koh Chung Fai: Sau đợt điều trị bằng Saffron, bạn nên đi siêu âm lại buồng trứng vào ngày thứ 5 của chu kỳ kinh nguyệt, và xét nghiệm máu CA 125. Nếu nang vẫn còn trên siêu âm hoặc CA 125 tăng cao, bạn cần được phẫu thuật lấy u nang. Cơ hội có thai trong tương lai của bạn phụ thuộc vào loại nang buồng trứng mà bạn mắc phải. Nguy cơ ung thư buồng trứng cao nếu nang buồng trứng vẫn tiếp tục lớn và CA 125 trong máu tăng cao.

* Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ung thư phổi? và phương pháp chữa trị ở các giai đoạn là gì? (Hoang Nguyen, TP.HCM)

- Bác sĩ Patricia Kho: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ung thư phổi là việc hút thuốc nhiều. Đối với ung thư phổi giai đoạn đầu, phương pháp chữa trị là kết hợp giữa phẫu thuật và hóa trị liệu.

Còn đối với giai đoạn muộn thì việc chữa trị là kết hợp giữa truyền hóa chất và xạ trị.

* Tôi bị ung thư CTC giai đoạn sớm đã cắt mổ hoàn toàn TC vào tháng 12.2009. Hiện tại sức khỏe tôi vẫn bình thưởng. Tôi xin hỏi BS sau khi mổ thì chế độ khám định kỳ như thế nào? Và cần phải xét nghiệm máu như thế nào? Tôi xin chân thành cám ơn!

- Bác sĩ Koh Chung Fai: Bạn nên kiểm tra định kỳ vì nguy cơ tái phát thường cao trong 2 năm đầu tiên. Tôi đề nghị PAP Smear mỗi 3 tháng và siêu âm hoặc CT Scan mỗi năm một lần, trong 2 năm đầu. Sau 2 năm, tầng số kiểm tra có thể ít hơn.

Về chế độ ăn, bạn nên tránh những thức ăn có chất bảo quản và béo. Bạn nên ăn nhiều trái cây và rau quả tươi. Có rất nhiều chất chống oxy hóa và chống miễn dịch.

* Tôi đã cắt nhiều nang naboth cách đây 2 tháng. Tôi muốn biết nó có tái phát trở lại hay không? Có trở thành ung thư hay không? Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe lâu dài hay không?

- Bác sĩ Koh Chung Fai: Nang Naboth do tắc những ống tiết nhầy trong cổ tử cung, có thể tái phát. Tuy nhiên chúng không nguy hiểm và không trở thành ung thư.

* Làm thế nào để nhận biết ung thư đại tràng? Tôi thường xuyên bị táo bón, có liên quan gì đến đại tràng không? Đi chụp X quang được bác sĩ cho biết eo đại tràng xuống. Xin các bác sĩ cho biết cách điều trị! Xin cám ơn. (Thu, Ha Noi, hoaithuht66@yahoo.com.vn)

- Bác sĩ Patricia Kho: Những triệu chứng của ung thư đại tràng:

- Đi cầu ra máu, đi xong nhưng vẫn còn cảm giác muốn đi tiếp.

- Bị sụt cân.

- Lượng hồng cầu trong máu thấp.

Trường hợp bị eo đại tràng xuống của bạn nên đi nội soi đại trực tràng để biết nguyên nhân tại sao.

 Toàn cảnh buổi tư vấn trực tuyến - Ảnh T.Hải

* Xin chỉ cho tôi biết các triệu chứng về ung thư vú cũng như cách điều trị. Xin cảm ơn! (Ho Trinh Van Anh, quang ngai, dnvanganh2000@yahoo.com)

- Bác sĩ Patricia Kho: Triệu chứng về ung thư vú: Bạn có thể cảm thấy những nốt (hạch) trong vú hoặc ở nách. Có sự thay đổi ở vú cũng như đầu núm vú, ngoài ra một triệu chứng khác có thể xảy ra là một tay bị phù.

Nếu bạn muốn phát hiện sớm ung thư vú, bạn nên đi làm chụp nhũ ảnh. Đối với những phụ nữ từ 40-50 tuổi, bạn nên chụp nhũ ảnh 1 năm/lần, còn đối với những phụ nữ từ 50 tuổi trở lên thì cần chụp 2 năm/lần.

Đối với những trường hợp bị ung thư vú giai đoạn đầu, việc chữa trị sẽ kết hợp giữa phẫu thuật và hóa trị liệu, trong một số trường hợp sẽ cần đến việc xạ trị. Đối với những trường hợp ung thư vú giai đoạn phát triển thì vệc chữa trị sẽ bao gồm hóa trị liệu và xạ trị.

* Tôi bị ung thư CTC giai đoạn sớm đã mổ cắt hoàn toàn TC vào tháng 12.2009. Hiện tại sức khỏe tôi vẫn bình thường. Tôi xin hỏi BS sau khi mổ thì chế độ khám định kỳ như thế nào? và cần phải xét nghiệm máu như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn. (Tran Thi Ngoc Nga, nga.pmu@gmail.com)

- Bác sĩ Patricia Kho: Bạn cần kiểm tra định kỳ mỗi 6-12 tháng ở bác sĩ phụ khoa. Nếu bạn vẫn còn giữ lại âm đạo thì kiểm tra sẽ bao gồm cả PAP smear. Việc làm xét nghiệm máu là không cần thiết.

* Gần đây em đi siêu âm, bác sĩ bảo em bị buồng trứng đa nang, em chưa lập gia đình. Tình trạng kinh nguyệt của em vẫn bình thương, khi hành kinh không đau bụng nhiều. Bác sĩ cho em biết nhiều hơn về bệnh này, nó có ảnh hưởng đến việc sinh con sau này không, và có cách nào chữa trị không ạ, bây giờ em cần chữa trị chưa hay đợi đến lúc lập gia đình? Khi em đi siêu âm thì em ngại lắm, không hỏi nhiều? Hy vọng các bác sĩ sẽ cung cấp cho em hiểu biết đầy đủ hơn về căn bệnh này. Em chân thành cảm ơn và chúc các bác sĩ luôn mạnh khỏe, và công tác tốt! (Phương Ninh, Đà Nẵng, nhocblack@yahoo.com)

- Bác sĩ Koh Chung Fai: Buồng trứng đa nang thường kết hợp với những vấn đề khác như mất cân bằng độ nội tiết tố, béo phì, nhiều lông mặt. Bạn cần làm các xét nghiệm về nội tiết tố để tìm ra bạn có vấn đề về nội tiết tố loại nào, và cần được điều trị tương ứng theo kết quả xét nghiệm.

Thuốc cần để điều trị các vấn đề về nội tiết tố khác nhau ở những bệnh nhân muốn có thai và những bệnh nhân không muốn có thai.

Bác sĩ Koh Chung Fai (phải) - Ảnh T.Hải

* Xin cho biết triệu chứng của ung thư buồng trứng, khi siêu âm có phát hiện được hay không? Độ tuổi nào có nguy cơ ung thư buồn trứng nhiều nhất? (Nguyễn Thanh Việt, TP.HCM, vietblue1@yahoo.com)

- Bác sĩ Patricia Kho: Những triệu chứng của ung thư buồng trứng bao gồm: có hạch ở bụng dưới, đau bụng, bị phù, trướng bụng, sụt cân, chán ăn.

Hầu hết ở các tuổi đều có nguy cơ bị ung thư buồng trứng nhưng ở phụ nữ cao tuổi thì nguy cơ đó cao hơn.

Trong một số trường hợp, siêu âm có thể phát hiện được ung thư buồng trứng.

* Năm 2005, tôi bị lạc nội mạc tử cung buồng trứng phải và đã phẫu thuật để bóc. Đến năm 2008, siêu âm phát hiện tái phát cả hai bên buồng trứng và đã điều trị bằng cách uống thuôc Danazon 5 tháng rồi dừng, kinh nguyệt bình thường, đều, vòng kinh 25 ngày. Đến năm 2010, siêu âm tái phát và đang uống thuôc Novynettte đến nay đã được 3 tháng, tuy nhiên khoảng 20 ngày gần đây, tôi bị rong kinh liên tục, đồng thời hai đầu vú có cảm giác đau nhức giống như triệu chứng trước những ngày chuẩn bị hành kinh, đi khám bác sĩ bảo do tác dụng phụ của thuốc. Bản thân tôi cảm thấy lo lắng, triệu chứng như vậy có gì bất thường không?

Có liên quan gì đến các triệu chứng của bệnh ung thư nào không? Tôi chưa có gia đình, bác sĩ bảo tôi khó có khả năng có con. Tôi có thể nhờ khoa học can thiệp để sinh con được không và có nên sinh không? Tôi rất lo lắng và mong nhận được lời khuyên. (Hương Giang, Quảng Ngãi, hanhu08@yahoo.com)

- Bác sĩ Koh Chung Fai: Khoảng 30 đến 50% sau khi phẫu thuật bệnh nội mạc tử cung sẽ bị tái phát trong vòng 3 năm. Nếu nang buồng trứng tái phát lạc nội mạc lớn hơn 3cm, phẫu thuật sẽ có kết quả tốt hơn là dùng thuốc như Danazon. Các thuốc khác có tác dụng hạ thấp các nội tiết tố tự nhiên trong cơ thể như Lupron có thể thay thế cho Danazon.

Lạc nội mạc tử cung tiến triển là một nguyên nhân gây vô sinh thường gặp ở phụ nữ, do nó làm tắc nghẽn các vòi trứng. Có thể thực hiện nội soi ở bụng để đánh giá các vòi trứng và lấy đi sang thương lạc nội mạc tử cung.

* Em 26 tuổi, đã bị HPV, vậy em có nên tiêm vắcxin phòng ung thư cổ tử cung không, khi sinh thì nên mổ hay sinh thường, em bé bú sữa mẹ có bị lây HPV không? Trong quá trình sinh hoạt gia đình như ăn uống, giặt quần áo, em lo sẽ lây cho cả nhà không? (Thúy An, thuyan@yahoo.com)

- Bác sĩ Patricia Kho: Trường hợp của bạn thì việc tiêm vắcxin là không cần thiết. Virus HPV chỉ lây truyền qua đường tình dục, nên khi em bé bú sữa mẹ và những sinh hoạt thông thường khác sẽ không bị lây.

* Tôi giữ vệ sinh sạch sẽ mà lâu lâu, khoảng 4 tháng hay bị nấm trong âm đạo, nguyên nhân và cách phòng bệnh? (Nguyễn Thị Ngọc Giàu, Tây Ninh, ngocgiau313@yahoo.com.vn)

- Bác sĩ Koh Chung Fai: Nhiễm nấm âm đạo thường gặp ở bệnh nhân sau khi uống kháng sinh, những phụ nữ có thai và có bệnh tiểu đường. Nếu nhiễm nấm tái đi tái lại sau khi điều trị, chúng ta cần kiểm tra đường huyết. Nhiễm nấm âm đạo thường được điều trị bằng viên nhét âm đạo. Có những loại thuốc kháng nấm dạng uống rất có hiệu quả thay vì sử dụng thuốc nhét âm đạo.

Những thuốc ăn chứa nhiều acilidophilus như yaourt có thể phòng ngừa tái phát.

* Xin chỉ cho tôi biết các triệu chứng về ung thư vú cũng như cách điều trị. Xin cảm ơn! (Ho Trinh Van Anh, Quảng Ngãi)

- Bác sĩ Patricia Kho: Triệu chứng về ung thư vú: Bạn có thể cảm thấy những nốt (hạch) trong vú hoặc ở nách. Có sự thay đổi ở vú cũng như đầu núm vú, ngoài ra một triệu chứng khác có thể xảy ra là một tay bị phù.

Nếu bạn muốn phát hiện sớm ung thư vú, bạn nên đi làm chụp nhũ ảnh. Đối với những phụ nữ từ 40-50 tuổi, bạn nên chụp nhũ ảnh 1 năm/lần, còn đối với những phụ nữ từ 50 tuổi trở lên thì cần chụp 2 năm/lần.

Đối với những trường hợp bị ung thư vú giai đoạn đầu, việc chữa trị sẽ kết hợp giữa phẫu thuật và hóa trị liệu, trong một số trường hợp sẽ cần đến việc xạ trị. Đối với những trường hợp ung thư vú giai đoạn phát triển thì việc chữa trị sẽ bao gồm hóa trị liệu và xạ trị.

* Tôi đi khám phụ khoa sau khi sanh em bé được 10 tháng, tôi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung. Xin bác sĩ chương trình giúp tôi biết nguyên nhân và cách chữa trị, bệnh có nguy hiểm hay không? Cảm ơn bác sĩ. (Thanh, Lâm Đồng, chithanhcn@ahoo.com)

- Bác sĩ Koh Chung Fai: Những thay đổi về nội tiết tố trong thai kỳ gây ra những thay đổi trong tế bào cổ tử cung. Khi khám lâm sàng cổ tử cung thường đỏ thay vì hồng. Khi có nhiễm trùng cổ tử cung huyết trắng sẽ ra nhiều làm bệnh nhân khó chịu, bệnh cần được điều trị bằng kháng sinh. Bệnh nhân tái phát cổ tử cung nhiễm trùng nhiều lần có thể điều trị bằng laser. Laser sẽ thay đổi độ dày của tế bào cổ tử cung. Tế bào cổ tử cung càng dày thì dễ phòng ngừa nhiễm trùng cổ tử cung trong tương lai.

* Bác sĩ cho em hỏi cách tầm soát những ung thư thường gặp ở phụ nữ? (võ thị lệ thanh, quy nhơn)

- Bác sĩ Patricia Kho: Đối với ung thư vú: cần chụp nhũ ảnh hằng năm đối với phụ nữ trên 40 tuổi và mỗi hai năm đối với phụ nữ trên 50 tuổi.

Ung thư cổ tử cung: làm PAP smear mỗi hai năm đối với người từ 18 tuổi trở đi và ba năm kể từ lần quan hệ tình dục đầu tiên.

Ung thư đại tràng: tầm soát từ 50 tuổi trở lên. Hai xét nghiệm cần làm là nội soi đại trực tràng và kiểm tra máu tiềm ẩn trong phân.

Ban Thanh Niên Online
(thực hiện)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.