Con đường tới trường rùng rợn nhất thế giới

20/11/2011 14:33 GMT+7

Một năm đều đặn 4 lần, 80 học sinh của ngôi làng hẻo lánh Pili trên dãy núi Pamir thuộc khu tự trị Tân Cương lại khởi hành một chuyến tới trường khiến bố mẹ chúng đứng ngồi không yên - hành trình mà những người leo núi dũng cảm nhất cũng phải rùng mình.

Một năm đều đặn 4 lần, 80 học sinh của ngôi làng hẻo lánh Pili trên dãy núi Pamir thuộc khu tự trị Tân Cương lại khởi hành một chuyến tới trường khiến bố mẹ chúng đứng ngồi không yên - hành trình mà những người leo núi dũng cảm nhất cũng phải rùng mình.

Những đứa trẻ ở độ tuổi từ 6-17, sống tại ngôi làng Pili, bắc Trung Quốc buộc phải chinh phục những vách đá dựng đứng và vượt qua các con sông đóng băng để tới trường.

 

 

 
Hiểm nguy con đường tới trường 

Ngôi làng Pili gồm khoảng 400 nhân khẩu chủ yếu là các nông dân và những người chăn thả gia súc, nằm trên dãy núi Pamir là biển giới chia cách Trung Quốc với Tajikistan và Afghanistan.

Các học sinh của ngôi làng này phải tới một ngôi trường nằm cách xa đó khoảng 193 km, với 80 km trong số đó không thể tiếp cận bằng phương tiện giao thông hiện đại và phải vượt qua bằng đường bộ hoặc dùng lạc đà.

Bà Su Qin - hiệu trưởng trường Taxkorgan, ngôi trường mà các học sinh của làng Pili theo học, cho biết: “Cách duy nhất để tới ngôi làng là bạn phải trèo núi. Ngôi làng hoàn toàn bị cô lập với thế giới xung quanh. Con đường tốt nhất để đến đó là đi bộ”.
 
Vì vậy, cứ 4 lần một năm, trước và sau các kỳ nghỉ đông và hè, một nhóm giáo viên lại hộ tống các học sinh trên suốt hành trình gian khổ và nguy hiểm này. Họ phải mất ít nhất 2 ngày một đêm và một số học sinh này có khi còn tới trường muộn một tuần khi kỳ học bắt đầu.
 
Phần nguy hiểm nhất của hành trình là một con đường chỉ rộng có vài chục mét, nằm trên một vạch đá dựng đứng cao khoảng 300 m so với thung lũng bên dưới. Họ phải đi qua đó mà không có đai an toàn, các giáo viên phải kèm cẩn thận từng học sinh vượt qua.

Ngoài ra, họ phải vượt qua 4 con sông nước lạnh buốt và các cây cầu nhỏ xíu. Các giáo viên thường phải cõng học sinh trên lưng nhưng có những lần một số em đã bị ngã xuống song, may mắn là không bị thương nặng.

Bà Su cho hay: “Bố mẹ những đứa trẻ này tin rằng khó khăn sẽ làm tăng sức bền bỉ và kinh nghiệm cho con cái họ. Ngoài ra, một vài ông bố bà mẹ cũng miễn cưỡng cho con họ đến trường, họ cho rằng học hành cũng chẳng để làm gì và có chữ cũng chẳng làm ra nhiều lương thực, có chữ thì gia súc cũng chẳng nhiều lên và lớn nhanh được”.
 
Tuy nhiên, bà Su khẳng định: “Chúng tôi sẽ bất chấp mọi khó khăn để giúp những đứa trẻ này được đến trường”.

Ông Guo Yukun, một quan chức địa phương, cho hay một con đường đang được xây dựng để tới ngôi làng. Tuy nhiên, do khó khăn về địa hình nên con đường dự kiến tới cuối năm 2013 mới hoàn thành.

Theo Người Lao Động

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.