Mẹ vợ

10/02/2004 16:37 GMT+7

Người ta thường nói đến mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu. Thế nhưng, có một mối quan hệ khác cũng dễ gây mâu thuẫn, đổ vỡ cho các cặp vợ chồng, nếu không biết cách xử lý của những người trong cuộc. Đó là mối quan hệ mẹ vợ, con rể.

Tốt... bẩm sanh.

Vợ chồng chị kỹ sư hóa mỹ phẩm Trương Thị Hồng (ngụ ở P.2, Q.Tân Bình) bắt đầu hục hặc từ khi chị Hồng thích mặc váy hơn mặc quần tây đi làm. Khi ở tuổi 45, có hai con, việc trở tính của chị khiến anh Huỳnh Phú, chồng chị, đâm ra khó chịu, nhất là từ khi chị có thêm thói quen cầm máy điện thoại di động ra... sân để nhắn tin hoặc thì thầm với ai đó. Anh vốn là người ít nói, lại có lòng tự trọng, nên chỉ lẳng lặng quan sát và buồn một mình.

Thấy con rể có vẻ “nặng nề” sau một bữa cơm gia đình, bố mẹ vợ lên tiếng hỏi thăm, anh Phú thật tình kể lại những ''hiện tượng'' của vợ. Nghe xong, bố vợ còn trầm ngâm suy nghĩ, thì bà mẹ vợ lập tức phản ứng: "Anh chỉ giỏi ghen tuông vớ vẩn. Nó là người đàng hoàng từ nào giờ, anh làm chồng mà không biết à!”.

Tâm trạng ngậm ngùi triền miên của anh Lê Văn công an Q11 đã khiến cậu em vợ cũng phải lên tiếng phản đối mẹ ruột của mình. Năm 1990 khi cưới vợ, anh Văn phải làm đơn vay cơ quan một ít tiền dể mua một căn nhà 20m2 ở Gò Vấp, trả dần bằng cách trừ lương. Vì vậy, từ khi vợ chồng cưới nhau, lương của anh chỉ đủ để anh đổ xăng và uống cà phê. Chi tiêu cho gia đình chủ yếu nhờ vào lương và thu nhập làm thêm ngoài giờ của vợ anh, một bác sĩ nhi khá mát tay. Biết dó là một gánh nặng, anh đã chia sẻ cùng vợ.

Ngoài việc tham gia bếp núc trong nhà, anh tranh thủ giới thiệu mua bán nhà đất và cùng lúc làm đại lý cho hai, ba công ty bảo hiểm... Vợ chồng cùng cố gắng, kinh tế gia đình cải thiện thấy rõ. Từ nhà nhỏ họ đổi nhà lớn, từ nhà trong hẻm chuyển ra mặt tiền... Thế nhưng dưới mặt bà mẹ vợ, những thay đổi đó chính là nhờ vào sự giỏi giang của cô con gái bác sĩ của bà. Sự đóng góp của anh Sáu, đi đâu bà cũng trề môi: "Có được như vậy, sức con gái tôi là chính chứ thằng rể là thằng chồng chỉ biết sáng cắp túi đi tối cắp cặp về”.

Hiểu đuợc tính khí khó chịu của vợ, trong một lần bị vợ làm mất mặt trước bạn bè, anh Trần Quang, giáo viên cấp II, tâm sự với bố mẹ vợ, hy vọng bố mẹ sẽ góp ý cho vợ mình hiểu đúng mọi chuyện. Anh kể: "Mấy ngày tết, thấy vợ chồng con cái của bạn vợ con đến rủ đi chúc tết nhà sếp, nghĩ người ta đi cả vợ chồng con cái, con cũng sửa soạn quần áo cho hai đứa nhỏ. Thế nhưng vợ con lại quát: anh nghĩ sao mà cho lũ nhóc đi, đến để biếu quà mà cứ như đi thăm bà con không bằng! Nói xong, cô ấy lên xe rồ ga vọt mất”.
Kể xong, anh chưa kịp nhẹ lòng thì mẹ vợ đã nhồi thêm: ''Vợ anh làm vậy là đúng quá còn gì”

Giọt nước tràn ly

Anh Phan Hoàng, kỹ sư, ngụ tại P.2, Q.10, từ thục tế đổ vỡ hôn nhân của mình đã kết luận: “Thật ra, chỉ cần một tiếng nói công bằng của cha mẹ là đã có thể hóa giải được nhiều truờng hợp ngàn cân treo sợi tóc'' hạnh phúc của con cái. Nhưng sự thiên vị của mẹ vợ cứ như đổ dầu vào lửa tiếc là điều đó không phải bao giờ cũng đtrợc mẹ vợ hiểu kịp thời, đúng lúc.

Trình bày trước tòa nguyên nhân khiến mình quyết định đơn phương ly hôn, khi con gái lớn đang chuẩn bị thi hết cấp II, còn thằng con kế cũng sắp thi tốt nghiệp tiểu học, anh Nguyễn Thành, P.27, Q.Bình Thạnh, nói: ''Vợ tôi là con gái út, có thể chưa hiểu hết bổn phận dâu con. Lẽ ra mẹ vợ tôi là người từng làm dâu phải chỉ bảo cho cô ấy điều gì nên làm, điều gì không nên làm với cha mẹ chồng. Đằng này, bà chỉ lên tiếng bảo vệ cho con gái mình. Lúc vợ chồng khó khăn, cùng lúc tôi làm thêm nhiều việc để nuôi 4 miệng ăn, thì cô ấy cứ nhởn nhơ nằm nhà. Tôi gợi ý cô ấy chia sẻ với tôi công việc, mẹ vợ tôi bảo: "Làm chồng thì phải nuôi vợ, nó ốm yếu thế thì làm gì được mà sẻ với chia". Lâu lâu, tôi đưa mẹ con cô ấy về quê thăm cha mẹ chồng, nhung lần nào cô ấy cũng chỉ định: đi về trong ngày. Tôi bảo về thăm cha mẹ như vậy coi sao được, thì mẹ vợ tôi lại cho rằng: “Con gái tôi đẻ ở Sài Gòn, không quen về quê, đừng có mà cưỡng bức”.

Có lần về quê chồng vì giận tôi cô ấy bỏ về thành phố. Ba tôi hay được bảo tôi chở ông cụ chạy theo để khuyên con dâu. Nhưng cô ấy mặc kệ. Thấy ba tôi buồn, tôi kể lại cho mẹ vợ tôi nghe hy vọng bà khuyên bảo con gái. Nghe xong, bà lại bảo: “Nó có nói điều gì sai quá đâu mà rầy''. Thậm chí, khi biết tôi làm đơn ly hôn, thay vì khuyên con gái nên xem lại mình, khuyên con rể suy nghĩ lại thì bà lại xui con gái “Lên cơ quan chồng mày quậy cho nó biết”. Người ta bảo con dại cái mang, là muốn nói trách nhiệm dạy dỗ con cái của cha mẹ. Nếu như mẹ vợ tôi là người công tâm, chịu phân biệt điều hay việc đúng, có lẽ vợ tôi đã không như thế, hạnh phúc của chúng tôi đã được duy trì. Bà đã bắc cầu cho vợ tôi vượt qua giới hạn làm vợ làm dâu con một cách đúng đạo lý.

Con mình là vợ người ta

Giải thích sự thiên vị này, các chuyên gia tâm lý cho đó là bản chất ''bẩm sinh của người mẹ. Trong suy nghĩ tự nhiên của người mẹ thì con mình do mình sinh ra, tất nhiên nó phải giống mình và đương nhiên là nó làm gì cũng đúng, cũng tốt. Đó là sai lầm lớn của không ít bà mẹ.

Lẽ ra, trong mối quan hệ mới giữa con gái mình với chàng rể, các bà mẹ biết thương con thực sự phải là một trọng tài công tâm để “điều hành” các “trận đấu gia đình”, nhằm làm cho các chàng rể phải “tâm phục khẩu phục” góp phần giữ gìn hạnh phúc cho con gái. Trên thực tế, nhiều bà mẹ vợ đã quên rằng từ khi gả chồng thì con gái không chỉ là con mình mà còn là vợ người ta với nhiều nghĩa vụ, giềng mối phát sinh phía nhà chồng. Là người đi trước, người từng trải qua những ràng buộc đó, lẽ ra họ nên chỉ đường cho con làm đúng - hơn là kéo con về phía của mình, lâm vào cảnh đối nghịch với người bạn đời của con khiến hạnh phúc ngày càng rạn nứt.

Mẫu 3-A, mẫu biểu thống kê dùng cho tòa án cấp huyện và tỉnh hiện nay, chỉ liệt kê 13 nguyên nhân ly hôn. Trong đó, nguyên nhân mâu thuẫn gia đình, bị đánh đập, ngược đãi luôn chiếm tỷ lệ cao nhất (năm 2003 tỷ lệ này chiếm 64.40% trên tổng số đơn ly hôn trong toàn thành phố). Tuy nhiên, vì sao có mâu thuẫn gia đình thì chưa thấy có một khảo sát xã hội học chính thức nào. Một cuộc khảo sát chất lượng sống của phụ nữ tại TP.HCM do Ủy ban vì sự tiến bộ phụ nữ thực hiện ở l837 chị em thuộc nhiều đối tượng cho thấy khi các chị đứng trước ngưỡng cửa... ly hôn thì vai trò của cha mẹ tác động đến quyết định này chiếm 12,41%. Tỷ lệ này tuy có vẻ thấp, nhưng cũng chỉ ra rằng, tiếng nói của cha mẹ trong những hoàn cảnh trên có một sức nặng không thể chối cãi.

Theo Báo Phụ Nữ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.