Biết quên

16/10/2008 10:31 GMT+7

Một người đàn ông trông có vẻ lo lắng khi vị bác sĩ đến kiểm tra sức khỏe. Việc đầu tiên bác sĩ làm là hỏi xem có gì khiến ông ta buồn phiền không.

Ông nói: “Thú thật là có. Tôi dường như hay quên lắm. Không, tình trạng còn tệ hại hơn vậy nhiều. Tôi không thể nhớ nơi tôi đã đậu xe, chỗ tôi đang đến hoặc tôi sẽ làm gì khi tôi đến đó. Vậy tôi phải làm gì đây?”.

May thay, tính hay quên không phải lúc nào cũng tồi tệ, đặc biệt là khi chúng ta quyết định quên tất cả mọi nỗi đau trong quá khứ đe dọa sẽ hủy hoại hiện tại.

Ghi nhớ quá khứ ư? Chúng ta sẽ học được gì từ đó và không để nó lặp lại chăng? Vì sao bạn muốn ghi nhớ mọi thời gian bạn đau khổ vì chồng (vợ), con cái, bạn bè, sếp hoặc bất kỳ ai khác? Tốt hơn là hãy nhớ những thời khắc họ mang lại cho bạn niềm vui và sự yêu thương hoặc cảm giác ấm cúng. Nhưng, thật không may, những thời điểm kỳ diệu ấy lại quá dễ dàng trôi qua.

Khi được hỏi về một sự kiện đau lòng trong đời, Clara Barton – người sáng lập Hội Chữ thập đỏ của Mỹ – trả lời: “Tôi nhớ rõ ràng đã quên nó rồi”.

Bạn hãy nhìn vào quá khứ, nhưng không phải là quá khứ tiêu cực, không phải là nỗi đau hoặc nỗi buồn. Hãy nhìn vào điều tốt đẹp. Hãy nhìn lại những thời điểm bạn cười và những kỷ niệm thương yêu mà gia đình và bạn bè dành cho bạn.

Không phải tất cả mọi sự đều đáng để nhớ. Tất cả những ai biết sống đều biết rõ phải quên gì và nhớ gì. Giống như lời một bài hát: “Trong quá khứ chẳng hề có tương lai đâu”. Thế nhưng, ở đó có niềm vui và cả tình yêu. Lòng tốt cũng có, nếu như bạn biết chọn lọc điều để nhớ...

Theo Hoài Vy (Theo No Future in the past) / Báo NLĐ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.