Thư bạn đọc tuần qua (7-13/11)

13/11/2006 15:10 GMT+7

Đọc bài một cô giáo phạt học sinh quỳ và lết quanh lớp ở Hải Phòng, tôi thật sự bức xúc. Và tôi nghĩ nhiều người cũng như tôi, mang một cảm giác lo lắng cho nền giáo dục của ta trong tương lai. Từ trước đến nay nhân dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo rất tốt đẹp, một tiếng "thầy" một tiếng "con" vô cùng trân trọng. Vậy mà công luận lâu nay phản ánh nhiều tiêu cực trong giáo dục, gây ảnh hưởng xấu nghiêm trọng đến truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam ta. Phải chăng ngành giáo dục Việt Nam đang quá chú trọng đào tạo chuyên môn mà xem nhẹ đào tạo giáo đức cho đội ngũ giáo viên?".

Trên đây là ý kiến phản hồi của bạn Hà Duy Ngọc  ở 4/6 Đinh Bộ Lĩnh, Mỹ Tho, Tiền Giang gửi đến Thanh Niên Online sau bài viết Một học sinh bị cô giáo phạt "lết" bằng đầu gối 100 vòng quanh lớp trên Thanh Niên trong tuần qua.

Cũng về bài viết trên, bạn Trần Thúy Nga ở 123 đường HT 6, P.Hiệp Thành, Q.12, TP.HCM có thư bày tỏ: "Quả thật sau khi đọc bài báo xong, tôi không hiểu nổi tại sao lại có những cô giáo có những hành động như thế. Các cháu học sinh mới chỉ 8 tuổi đầu, còn rất hiếu động, việc phạt các cháu như vậy là quá tàn nhẫn. Tôi không thể hình dung được cô giáo lại có thể có hành động tát các cháu nhiều lần, đập đầu 2 cháu vào nhau! Cô giáo chưa từng làm mẹ một lần ư? Tôi thực sự quá bất bình trước hành động của cô giáo. Hành vi nhẫn tâm này của cô giáo cần phải được xử lý thích đáng, bởi vì, các cô không chỉ dạy chữ, mà còn dạy các cháu làm người... Tôi thực sự quá đau lòng sau khi đọc bài báo này. Tôi đang có 2 con trong độ tuổi mẫu giáo, tôi rất lo sợ nếu sau này con tôi phải học ở những lớp có cô giáo như vậy".

Thư bạn chu ngoc anh  <anhchu2002@yahoo.com>: "Không thể tin được là lại có cách đối sự mang tính chất nhục mạ học sinh như vậy ngay tại trường học của một thành phố lớn. Nó đi ngược với đạo đức làm người và cái tâm của người thầy, cho thấy một năng lực yếu kém của một bộ phận nhỏ giáo viên hiện nay. Sự kiện kinh hoàng này sẽ khó mà phai mờ trong tâm trí của những em trong cuộc, và những em đã chứng kiến; sẽ để lại những vết sẹo trong tâm hồn các em, hậu quả thật khó tưởng tượng. Là một người cha, tôi phản đối cách giáo dục phản giáo dục như vậy và đòi hỏi phải có hình thức kỷ luật thật nghiêm dành cho giáo viên này. Mong rằng những sự việc tương tự không còn tiếp diễn trong tương lai".
 
Tương tự những ý kiến trên là nội dung thư của những bạn đọc gửi từ các địa chỉ mail sau: blue <snowcat_blue>; Tran Phong <tranhuuluongphong@yahoo.com.vn>; phan van hien <hienphanvan2003@yahoo.com>;  Pham Trung Kien <ptkiencmb@hcm.fpt.vn>;  Tran Thanh Quoc <tranthanhquoc@gmail.com>; Huynh Van Thuan <thuanv@yahoo.com>;  Nguyen Duc Tuan  <tuanthanh_dd@yahoo.com>; nguyen thi phuong thuy <kpatuananh@yahoo.com.vn>; Tran Trong Khai <ttrongkhai@yahoo.com>; Tran Ban Hung <hung@scsweden.org.vn>; Nguyen Thanh Truc  <wendyhuynh2000@yahoo.com>; le thi tuong vi <net_tuongvi@yahoo.com>; Vinh Loc <vinhloc@gmail.com>; Huong <doanxuanhuong@yahoo.com>; Nguyen Minh Nga <minhnga2006_xn1@yahoo.com.vn>;  thiennuong <thiennnuong@yahoo.com>; Nguyen Nhi <nguyennhivn@gmail.com>; nguyen quang huan <anh_trang_dem_ram_@yahoo.com>; Ho Tan Nhi <hotannhi@gmail.com>; Vu Thanh Tung <vttdc@yahoo.com.vn>; CHau <danggiang79@yahoo.com>; phi <phixu77@yahoo.com.vn>; Nguyen Thanh Phong <phong@vnn.vn>; Nguyen Duc Tai <tainghs>; tran thu ha  <thuha1602@yahoo.com>; Bui Van Thanh <bui_np@yahoo.com>; Pham Thi Thuy Hong <hoahongvuvi9999@yahoo.com.vn>; LUONG VIET CUONG <LUONGVIET031175@YAHOO.COM.VN>; Truc Giang <ranmoi@yahoo.com>; Phan Van Tinh <tinhpv2003@yahoo.com>; le tran quynh anh <be_thao1105@yahoo.com>; Phan Van Vy <phanvanvy@vnn.vn>;  Nguyen Phu Quy <ceophannguyen@yahoo.com>; Dinh Van Vinh <vitildenh@gmailo.com>; NGUYEN VIET HUNG <hanghung97@yahoo.com>; tran thu hang <tran_thuhang65@yahoo.com>; L.H.M.P <happy_girl_Phuong@yahoo.com>; Viet Nhan <fightclubk1@yahoo.com.vn>; Thanh Hung <thnguyen_nl@yahoo.com>; nguyen duc dan <ducdannguyen@yahoo.com>; bao nhi <yongyuan_ai279@yahoo.com.hk>; Nguyen Ngoc Khanh <ngkhanh02@yahoo.com>; nguyen <changaiyeu502@yahoo.com>; Dao Xuan Hong <hong270583@yahoo.com>; Le anh Tuan <Ngochien@yahoo.com>; Vu Quang <ngochungbloc@vnn.vn>; NGUYEN DONG <Dongavnhn@yahoo.com>; la hong Nhat Tri <tri-garmexcholon@vnn.vn>; Nguyen Hong Minh <minhnh@yahoo.com>; Phung van ngoc <baoha_02@yahoo.com.vn>; le tran quynh anh <maimongcho172003@yahoo.com>; SE Phuong Anh  <phuonganh070977@yahoo.fr>...

Ngoài các ý kiến trên, bạn H.M.Mai ở địa chỉ mail HMHai2005@yahoo.com còn đề xuất một biện pháp nhằm hạn chế tối đa sự tàn phá vết thương tâm lý đối với cậu bé Khánh, đó là việc tổ chức cho bé một chuyến dã ngoại đến những nơi mà bé yêu thích, cho bé được sống trong không gian thần tiên của tuổi thơ để nỗi sợ hãi trong bé nhanh chóng phai mờ. Và bạn sẵn sàng "góp phần" thực hiện việc này. Gia đình bé Khánh có thể liên hệ với bạn Mai qua địa chỉ mail trên, nếu muốn.

Trước "nguy cơ" học sinh lớp 11 không được tham dự các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia, rất nhiều bạn đọc đã bày tỏ sự đồng tình với các ý kiến được đăng trên Báo Thanh Niên: học sinh lớp 11 là lực lượng chủ lực của đội tuyển các trường:

Nguyễn Minh Trường (417 chung cư An Hòa 2, khu Nam Long, Q.7, TP.HCM): "Chắc hẳn nhiều người trong số chúng ta vẫn không quên Việt Nam đã đạt thành tích cao trong các cuộc thi học sinh giỏi quốc tế là nhờ một phần những đóng góp không nhỏ của các bạn học sinh lớp 11. Hơn nữa các bạn học sinh lớp 12 còn cả một kì thi đại học quyết định tương lai chính mình ở phía trước, họ khó có thể toàn tâm toàn ý để tập trung cho kỳ thi này. Tôi hy vọng rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo hãy xem xét thật kỹ vấn đề này bởi ảnh hưởng từ nó là không hề nhỏ, nếu không nó sẽ đốt cháy khát vọng được cống hiến, được chứng tỏ mình của các bạn trẻ".

Tran Quang Long <qlongt@yahoo.com>: Là một học sinh đã từng ôn luyện để thi học sinh giỏi quốc gia và đạt nhì môn Tin học, em thấy rẳng việc chấp nhận cho học sinh lớp 11 tham gia ôn luyện và thi quốc gia là một việc rất hợp lý và đúng đắn bởi vì:
1. Những học sinh lớp 11 hoàn toàn có đủ điều kiện để tham gia :
- Có thời gian vì không phải lo lắng tập trung vào việc thi đại học - 1 kỳ thi rất quan trọng trong đời học sinh Việt Nam.
- Hoàn toàn có để hội tụ đầy đủ kiến thức để có thể tham gia vào kỳ thi nếu như học sinh đó có đủ trí tuệ cũng như thời gian ôn luyện.
- Nếu như không thể đoạt giải thì trong quá trình ôn luyện và thi cử học sinh lớp 11 sẽ thu được rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm cũng như bản lĩnh cho lần thi sau.
- Và nếu năm lớp 11 học sinh không có giải thì đó cũng chưa phải là một điều nguy hại cho học sinh đó, vì còn những 1 năm lớp 12 để học sinh đó vừa hoàn thiện kiến thức đủ để thi đại học mà còn nâng cao kiến thức cho kỳ thi quốc gia lần sau.
2. Cần phải khuyến khích và phát triển những tài năng trẻ.
- Tại sao trên thế giới lại tồn tại những thần đồng tuổi còn rất nhỏ mà đã có những hiểu biết làm sững sờ cả thế giới ?
- Có rất nhiều thực tế đã chứng minh rằng kiến thức thì không bao giờ phải chờ đến tuổi mới có thể học cả".

Phùng Cảnh Thành (23 Devon Road Leeds, England): "Tôi nguyên là tổ trưởng tổ Anh văn trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, hiện đang học quản lý giáo dục tại Anh. Năm nay tôi hơi bất ngờ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tính đến khả năng không cho học sinh lớp 11 dự thi học sinh giỏi quốc gia. Chủ trương của Bộ là không phải bắt ép học sinh lớp 11 học trước chương trinh. Song nếu nói về lịch sử thi học sinh giỏi quốc tế các môn tự nhiên thì học sinh lớp 11 của ta, nhất là ở những trường năng khiếu đã đem về rất nhiều huy chương. Nên chăng Bộ nên có một chút thay đổi trong việc chọn môn thi và số lượng học sinh được dự thi học sinh giỏi quốc gia cho từng môn. Đối với một số môn thuộc lĩnh vực xã hội, nhất là các môn phải học thuộc lòng nhiều, theo tôi chỉ nên cho học sinh lớp 12 thi. Khi có dịp đi đến một số nước như Singapore, Mỹ, Anh tôi thấy họ chọn học sinh để chuẩn bị cho đội dự tuyển từ khi học sinh còn rất nhỏ, để giúp phát triển năng khiếu của trẻ. Mục tiêu của họ trong các kỳ thi là phát hiện học sinh có năng khiếu thật sự, nhưng ta lại có khuynh hướng thi "học sinh học trước chương trình". Nếu chúng ta bắt học sinh lớp 11 thi chương trình 12 như hiện nay thì rõ ràng đối với một số môn đó chỉ là chọn học sinh giỏi học trước chương trình. Đối với môn tiếng Anh, khi được tham gia phụ trách dạy một chương cho đội tuyển của TP.HCM năm ngoái, tôi thấy các cháu lớp 11, thậm chí có thể nhỏ hơn vẫn phát huy huy được năng khiếu, theo tôi cho học sinh môn Anh lớp 11 thi học sinh giỏi 12 là khả thi". 

Nguyen Du Sanh (227 Nguyễn Văn Cừ, Q.5, TP.HCM): "Tôi là giảng viên môn Sinh học. Tôi có tham gia dạy các em trường PT Năng khiếu. Tôi cũng có con tham gia vào cuộc thi HSGQG ngay từ năm lớp 11 (đạt giải II năm 1999 - 2000) môn Sinh.
Tôi có nhận xét như sau:
1) Các em HS trường NK rất thông minh.
2) Học sinh lớp 11 ít bị áp lực hơn năm lớp 12.
3) Các em đã vào trường chuyên (hay có năng khiếu, thông minh) rất muốn thử sức (lớp 11 hợp lý nhất) để còn điều chỉnh cho năm sau (lớp 12).
Hãy vì nhân tài, tài sản của đất nước, những người có trách nhiệm nên có các quyết định hợp lý".

Một trong những nội dung của Dự thảo đề án học phí trong các cơ sở giáo dục quốc dân mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang soạn thảo là từ năm 2007, học phí sẽ tăng ở tất cả các cấp học, trình độ đào tạo; mức tăng từ 4-10 lần. Cơ quan chủ quản chắc chắn đã có cơ sở khi đưa ra các quy định của mình. Tuy nhiên, việc quan tâm, tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn, của người dân, đặc biệt là những người thụ hưởng chính sách chắc cũng không phải việc làm không có ý nghĩa thiết thực. Qua Thanh Niên Online, một số bạn đọc muốn chuyển ý kiến của mình đến cơ quan chủ quản của chính sách. Dưới đây là một ý kiến :

Nguyễn Hải Anh <NOILONGXAXU_NHONHOQUEHUONG@YAHOO.COM.VN>: Tôi là một sinh viên, như nhiều sinh viên khác, có cuộc sống gia đình còn nhiều khó khăn, vất vả. Đọc thông tin về việc chuẩn bị tăng học phí, tôi đã bật khóc. Tôi sợ mình không còn có cơ hội để được tiếp tục học. Đó cũng là nỗi lo của nhiều sinh viên nhà nghèo như tôi, vì bố mẹ sẽ không có khả năng thanh toán mức học phí cao hơn cho chúng tôi nữa. Tôi nghĩ rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo nên lấy ý kiến của người dân trước khi quyết định vấn đề này vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng đến con đường học hành của rất nhiều học sinh, sinh viên".

Đừng để công tác cứu trợ mang hơi hướng "độc quyền" là ý kiến mà bạn Nguyễn Ngọc Cảnh  ở địa chỉ 24 Lương Văn Năm, Phan Thiết, Bình Thuận  gửi đến Thanh Niên Online sau khi Báo Thanh Niên đăng nội dung trả lời phỏng vấn của Phó vụ trưởng Vụ Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội Nguyễn Xuân Lập về nội dung Dự thảo "Quy chế tổ chức kêu gọi quyên góp ủng hộ, tiếp nhận, phân bổ, quản lý, sử dụng tiền hàng cứu trợ đồng bào vùng bị thiên tai". Thư bạn viết: "Theo tôi nếu “hành chính hóa” hoạt động cứu trợ như thế sẽ gặp rất nhiều trở ngại không đáng có cho cả hai phía: cơ quan, tổ chức đoàn thể, cá nhân đóng góp cứu trợ và đối tượng được nhận cứu trợ. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, vận động quyên góp và tổ chức cứu trợ mà từ trước đến giờ các cơ quan báo đài làm rất tốt nay sẽ không còn “cơ động” nữa. Thể hiện ở mấy lý do sau:
 
Thứ nhất, hành động cứu trợ bao giờ cũng là hành động tự nguyện, cơ quan tổ chức đoàn thể cá nhân có khả năng chung tay cùng cộng đồng chia sẻ những thiệt hại sẽ gặp trở ngại trong vấn đề hành chính. Nghĩa là buộc họ phải liên hệ, phối hợp trước với UB TƯMTTQ VN hoặc HCTĐ VN các cấp rất phiền hà. Trước đây, khi qui chế chưa ra đời, nếu muốn đóng góp cứu trợ họ chỉ cần phối hợp cùng cơ quan báo đài hoặc chủ động tổ chức những đợt cức trợ một cách trực tiếp đến các vùng thiên tai.

Thứ hai, thiếu tính “cơ động” trong quyên góp và cứu trợ. Khi thiên tai xảy ra với các địa phương, công tác cứu hộ đòi hỏi sự nhanh nhạy kịp thời. Nếu không làm được việc này hiệu quả khắc phục những mất mát về người và của cho bà con vùng thiên tai không cao. Một ví dụ rất gần đây: Chưa đầy 24 tiếng đồng hồ sau khi cơn bão Xangsane quét qua Đà Nẵng, Quảng Nam (12 giờ ngày 1/10/2006), sáng 2/10 những chuyến hành cứu trợ đầu tiên của các báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ đã đến với người dân các địa phương cần trợ giúp; và sau đó cùng với nhiều doanh nghiệp, họ tiếp tục khẩn trương tiến hành nhiều đợt cứu trợ khác với số tiền hang chục tỉ đồng và nhiều nhu yếu phẩm. Nếu không có sự chủ động kịp thời như vậy liệu chúng ta có làm được điều đó hay không (?).

Thứ ba, nếu qui chế chỉ cho hai cơ quan được phép vận động, tiếp nhận cứu trợ thiên tai sẽ làm cho người muốn đóng góp có cảm giác không thoải mái. Vì trước đây khi muốn chọn một tổ chức nào đó để đóng góp tất nhiên họ đã tin tưởng tuyệt đối và hi vọng những gì mình đóng góp sẽ đến nhanh, đến đủ với bà con vùng bị thiên tai. Nay với qui chế “hẹp cửa” như thế người muốn cứu trợ sẽ không còn nhiệt tình như trước vì nghĩ rằng họ gần như bị “ép buộc”.

Tóm lại, công tác vận động quyên góp ủng hộ vùng thiên tai cần phải để cho nó mang tính cộng đồng xã hội. Nếu dự thảo quy chế với nội dung như vậy được thực thi tôi e rằng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công tác nhân đạo này. Đó là một sự “độc quyền” không đáng có trong công tác vận động cứu trợ hiện nay".

Những ý kiến dưới đây cũng có những nhận định tương tự:

Một cán bộ hưu trí ở Tân Bình (TP.HCM) <canbohuutri@tanbinh.hcm.vn>: "Người dân khi đóng góp từ thiện, hơn bao giờ hết là muốn sự đóng góp của mình đến tận nơi mà mình muốn giúp đỡ. Nếu có thời gian họ sẽ làm trực tiếp, nếu không thì chí ít họ cũng chọn một tổ chức từ thiện có uy tín, minh bạch. Tôi cũng vậy thôi. Nói thật, với chỉ 4 đầu mối này, không có cơ sở công khai, minh bạch cho tôi tin tưởng để tham gia làm từ thiện. Và nếu quy định như vậy, nếu tôi tự bỏ tiền, tự thực hiện nhưng điều tôi muốn, tôi có vi phạm pháp luật không?".

Góp ý về cách phát âm các từ nước ngoài của Đài THVN, bạn Võ Phước Lộc ở 129-130 Tôn Thất Thuyết, P.15, Q.4, TP.HCM có thư với nội dung: "Theo tôi, đã đến lúc chúng ta nên chấn chỉnh lại cách phát âm sao cho nó chuẩn mực, để mọi người nghe cùng hiểu như nhau và trân trọng nó, nếu Việt hóa thì Việt hóa hoàn toàn, còn nếu không có từ Việt hóa thì nên giữ nó nguyên gốc theo cách viết và đọc của ngôn ngữ mà nó cần thể hiện. Xin minh chứng một vài từ và cụm từ như sau:

Cụm từ WTO:
- Nếu đọc và phát âm theo tiếng Việt thuần thì ta phải phát âm là "vờ kép (hoặc vê kép), tê, o".
- Nếu đọc và phát âm theo tiếng Pháp thì ta phải phát âm là "đúp blờ vê, tê, ô"
- Nếu đọc và phát âm theo tiếng Anh thì ta phải phát âm là "đắp du, ti, âu"
Tuy nhiên, cụm từ này thường xuyên được Đài THVN truyền đạt là "Vê Kép, Tê, Ô" như vậy người nghe không thể nào hiểu được Đài THVN đã ứng dụng cách phát âm nào vì: vê kép (là cách phát âm tiếng Việt), tê (là cách phát âm tiếng Pháp và tiếng Việt, tiếng Anh là ti), ô (là cách phát âm của tiếng Pháp, vì tiếng Việt là o và tiếng Anh là âu)...

Rồi cụm từ "chung cư" (condominium, apartment), đã từ lâu cụm từ này được du nhập vào Việt Nam và được mọi người tiếp nhận, sử dụng thành thói quen và nền nếp, như là phương ngôn rồi. Nay ta lại điều chỉnh nó thành "chúng cư". Đúng nghĩa của nó là "chúng cư" thật, nhưng theo tôi mạo muội hiểu thì "chúng cư" hay "chung cư" đều mang cùng một ý nghĩa gần giống nhau, là khu vực mà nhiều người dân cùng sống, sinh hoạt thành cộng đồng, vậy thì có cần thiết phải điều chỉnh không, vì sẽ có một đại bộ phận dân chúng vẫn dùng cụm từ "chung cư" và một bộ phận khác lại dùng cụm từ "chúng cư", sẽ rắc rối, rườm rà và xáo trộn không nhỏ trật tự ngôn ngữ giao tiếp.

Theo tôi, có nên chăng ta hệ thống lại và thống nhất cách phát âm sao cho chuẩn xác, ít nhất áp dụng đối với Đài THVN, một cơ quan ngôn luận tiêu biểu, quan trọng của cả nước. Hiểu biết của bản thân tôi cũng có phần giới hạn, những mong ngành truyền thông đại chúng của Việt Nam ngày càng tốt hơn, phát triển xứng tầm với bè bạn năm châu".

TNO cảm ơn sự quan tâm và tín nhiệm của bạn đọc. Mong tiếp tục nhận được sự cộng tác!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.