Đòn phản công ngoạn mục

05/11/2009 11:46 GMT+7

Cảnh sát và các quan chức hủ hóa trong chính quyền Indonesia âm mưu gài bẫy và bôi nhọ hai vị phó chủ tịch của Ủy ban chống tham nhũng (KPK). Nhưng KPK đã phản công ngoạn mục.

Ngày 4-11, cảnh sát Indonesia đã buộc phải trả tự do cho Chandra Hamzah và Bibit Samad Riyanto, hai phó chủ tịch KPK. Trước đó, vào ngày 2-11, KPK đã trình lên Tòa án hiến pháp Indonesia đoạn băng thu âm ghi lại 60 cuộc nói chuyện qua điện thoại giữa một doanh nhân tên Anggodo Widjojo với một số thành viên cao cấp trong lực lượng cảnh sát Indonesia và văn phòng tổng chưởng lý.

Vỏ quýt dày gặp móng tay nhọn

Trong đoạn băng thu âm kéo dài gần bốn giờ, doanh nhân Widjojo nói chuyện với ông Susno Duadji, người đứng đầu bộ phận điều tra hình sự của lực lượng cảnh sát Indonesia, và hai phó tổng chưởng lý Wisnu Subroto và Abdullah Hakim

Nhiều kẻ thù

Ra đời vào cuối năm 2003, KPK đã điều tra và hạ bệ rất nhiều thống đốc, nghị sĩ, cảnh sát vì tội tham nhũng. Do đó KPK có rất nhiều kẻ thù. Nhiều cảnh sát và nghị sĩ liên tục chỉ trích KPK là có quá nhiều quyền lực, đặc biệt là quyền nghe lén điện thoại không cần trát tòa. Cuộc xung đột giữa đôi bên leo thang vào hồi tháng bảy khi cảnh sát phát hiện KPK nghe lén điện thoại của một sĩ quan cao cấp.

Ritonga.

Họ bàn kế hối lộ các thành viên KPK để KPK bãi bỏ cuộc điều tra tham nhũng đối với anh trai của Widjojo. Sau đó, họ thay đổi kế hoạch và lập mưu gài ông Hamzah và ông Riyanto vào một vụ hối lộ. Theo đó, họ sẽ thuê một người khai giả mạo rằng đã hối lộ các quan chức KPK.

Ngoài ra, họ còn tính cần chi nhiều tiền để mua chuộc các quan chức trong ngành cảnh sát và văn phòng tổng chưởng lý để đảm bảo thực hiện thành công kế hoạch bôi nhọ.

Trong các cuộc trò chuyện, có vài lần cái tên Susilo Bambang Yudhoyono, tổng thống Indonesia, được nhắc đến. Một trong bốn người nói ông Yudhoyono “ở cùng một cánh” với doanh nhân Widjojo. Không rõ kế hoạch này có được thực hiện hay không, nhưng ngày 29-10 vừa qua cảnh sát cáo buộc hai ông Hamzah và Riyanto lạm dụng chức quyền khi ra lệnh cấm các nghi phạm mà KPK đang điều tra, trong đó có anh trai của Widjojo, được ra nước ngoài, và bắt giữ họ.

Vụ bắt bớ khiến người dân Indonesia nổi giận. Từ cuối tuần qua, mỗi ngày có hàng trăm ngàn người biểu tình ở Jakarta và các thành phố khác đòi cảnh sát thả hai ông Hamzah và Riyanto.

Trên trang mạng xã hội Facebook, gần 600.000 người ký bản kiến nghị yêu cầu cảnh sát thả người. Khẩu hiệu của bản kiến nghị là: “Chiến thắng dành cho KPK. Đừng bao giờ đầu hàng trước những thử thách. Không dung thứ bọn tham nhũng”. Hàng loạt tờ báo ở Indonesia cũng đăng bài xã luận chỉ trích cảnh sát. Bất chấp áp lực từ phía dư luận, người đứng đầu lực lượng cảnh sát quốc gia Bambang Hendarso Danuri vẫn tuyên bố việc bắt giữ ông Hamzah và Riyanto là hợp lý.

Tuy nhiên, cảnh sát không hề biết rằng KPK đã nghe lén điện thoại của doanh nhân Widjojo. Đến ngày 2-11, KPK tung ra đoạn băng như càng đổ thêm dầu vào ngọn lửa giận dữ của người dân. Công chúng và truyền thông Indonesia đòi chính quyền lập tức thả người và bắt giữ doanh nhân Widjojo cùng ba quan chức tham nhũng. Tổng thống Yudhoyono lên tiếng phủ nhận mối quan hệ với Widjojo và lập tức thành lập một ủy ban độc lập để điều tra vụ việc.

“Người dân giận dữ và không hiểu nổi tại sao một cá nhân tên Anggodo lại có thể thao túng cả đất nước”, luật sư Adnan Buyung Nasution, thành viên ủy ban độc lập, nhận định.

Cuộc chiến vẫn tiếp diễn

Đến nay các quan chức Duadji, Subroto và Ritonga đều không  thể phủ nhận các giọng nói trong đoạn băng là của họ, nhưng tuyên bố “không làm gì sai”. Còn doanh nhân Widjojo phủ nhận chuyện muốn gài bẫy hai thành viên KPK và khai chỉ có ý định hối lộ các quan chức KPK khoảng 100.000 USD. Còn lực lượng cảnh sát cũng  chưa chịu đầu hàng dễ dàng. Một người phát ngôn của lực lượng cảnh sát tuyên bố chỉ thả hai ông Hamzah và Riyanto để “duy trì hòa bình vì lợi ích của đất nước”, và sẽ tiếp tục điều tra cáo trạng lạm dụng chức quyền đối với họ.

Doanh nhân Anggodo Widjojo - Ảnh: Reuters

Giới quan sát cho rằng vụ xìcăngđan này khiến nhiều người lo ngại cho quyết tâm trong sạch hóa chính quyền của Tổng thống Yudhoyono. Mới tuần trước, ông Yudhoyono bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai dài năm năm với cam kết tiếp tục cuộc chiến chống tham nhũng nhằm thu hút đầu tư nước ngoài. “Vụ việc này là một nỗ lực có hệ thống nhằm vô hiệu hóa cuộc chiến chống tham nhũng ở Indonesia - ông Rezki Wibowo, phó giám đốc chi nhánh Tổ chức Minh bạch quốc tế ở Indonesia, nhận định - Đây là lúc ông Yudhoyono thực hiện cam kết của mình”.

Theo Bộ trưởng an ninh Djoko Suyanto, cuộc điều tra của ủy ban độc lập do tổng thống chỉ định sẽ có kết quả trong hai tuần nữa. Ông Kevin O’Rourke, một nhà phân tích chính trị ở Jakarta, nhận định cuộc điều tra có thể là “một bước ngoặt dẫn đến kết quả là một số nhân vật gây tranh cãi trong lực lượng cảnh sát và văn phòng tổng chưởng lý sẽ phải ra đi”.

Theo Jakarta Post, WSJ, Reuters, AP, Tuổi Trẻ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.