Cuộc chiến nhẫn cưới trên toàn cầu

26/10/2007 08:38 GMT+7

Khi thị trường nhẫn cưới nóng dần lên cũng là lúc "lãnh địa" của hãng nữ trang Tiffany dần bị xâm lấn. Các công ty đối thủ như Cartier, De Beers, Bulgari đang có các "chiêu" hấp dẫn nhằm "dụ dỗ" các đôi uyên ương trên toàn cầu đến với mình.

Khuynh hướng toàn cầu

Hầu hết các hãng nữ trang cao cấp châu u từ lâu đã không màng đến nhẫn đính hôn gắn kim cương. Các cặp vợ chồng ở châu u thích đá quý có màu và của gia truyền hơn. Các thương hiệu như Cartier và Bulgari SpA của Ý đã nhường thị trường nhẫn kim cương theo truyền thống Mỹ cho Tiffany & Co, công ty chiếm ưu thế so với 9 tỷ USD cho lĩnh vực "trang sức cô dâu" gồm nhẫn đính hôn bằng kim cương và nhẫn cưới, mặt hàng này vốn ít đem lại lợi nhuận. Nhưng giờ đây, nhiều cặp vợ chồng ở châu u lại mua nhẫn gắn kim cương để đánh dấu việc đính hôn. Và ở Trung Quốc, ngày càng nhiều người giàu chọn nhẫn kim cương trong lễ cưới, truyền thống phổ biến ở Anh và Nhật.

"Hiện tượng mua nhẫn đính hôn đã lan trên toàn cầu và De Beers đã bán nhẫn đính hôn từ lâu, sản phẩm chiếm 30% doanh số", Guy Leymarie, nhân viên cao cấp của De Beers cho biết.

Cùng thời điểm này, người Mỹ mua sắm nhẫn đính hôn bằng kim cương và nhẫn cưới nhiều hơn bao giờ hết. Năm ngoái, trang sức cô dâu chiếm 14% doanh số của Tiffany ở Mỹ. Mức giá trung bình là 4.500USD/sản phẩm, tăng 6,8% so với năm 2005, cao hơn bất cứ sản phẩm nữ trang nào khác. Những công ty kim hoàn khác rất hăm hở khi tham gia vào thị trường này. Báo cáo của Tiffany cho thấy "sự cạnh tranh về nữ trang đính hôn rất mạnh".


Ảnh: TTT

Nhằm chiếm khách hàng của những thương hiệu nữ trang không tên tuổi, các công ty kim hoàn cao cấp đã tập trung vào nhẫn đính hôn với một nỗ lực lớn. Đó là "huyền thoại cuối cùng trong thế giới xa xỉ và một phần lớn của thị trường, đó là nhẫn đính hôn", Thierry Fritsch, nhân viên cao cấp của Chaumet, một nhà nữ trang Pháp thuộc LVMH kể.

Liệu có "dễ ăn"?

Tuy nhiên, thị trường nhẫn đính hôn không dễ ăn. Khách hàng dù biết về cara và phong cách NTK thì những điều này cũng không đủ khuyến khích họ mua sắm.

"Bạn cần thận trọng với mẫu mã vì đó là sản phẩm truyền thống", Francesco Trapani, Giám đốc điều hành Bulgari, hãng chuyên làm nhẫn đính hôn cổ điển bên cạnh dòng hàng hiện đại mang đậm nét thương hiệu cho biết. Bulgari và những thương hiệu châu u khác lần đầu tiên tiến hành việc kinh doanh ở Nhật, nơi có truyền thống về nhẫn đính hôn. Người tiêu dùng Nhật quan tâm đến những thương hiệu cao cấp. 10 năm trước đây, Bulgari đã thiết kế serie nhẫn đính hôn Corona dành cho thị trường Nhật. Cũng tại thời điểm đó, Cartier quảng cáo nhẫn kim cương trên các tạp chí thời trang Nhật để giúp người tiêu dùng nhận diện thương hiệu của mình qua nhẫn đính hôn.

Nhưng các nhà sản xuất kim hoàn đã khám phá rằng nam giới Nhật không "chịu chơi". Ví dụ, với nhẫn của Tiffany, năm ngoái, các cặp uyên ương Nhật tiêu xài trung bình 1.600USD, chỉ bằng 1/3 mức chi của những đôi uyên ương Mỹ.

Phục vụ hết mình

3 năm trước, Cartier tung ra nhẫn đính hôn giá 4.650USD dành cho những đôi tình nhân Mỹ. Đó cũng là cách tìm đến thế hệ khách hàng mới - nhẫn kim cương thường là món nữ trang do chính khách hàng mua. "Chúng tôi bán nhẫn kim cương ở Mỹ đã nhiều năm nhưng chiến lược của hãng không phải là để tăng thị phần", Thierry Vasseur, Giám đốc marketing Cartier kể. "Giờ đây, chúng tôi nói với khách hàng rằng Cartier cũng có cả nhẫn cưới".

Cartier đã quảng cáo BST cô dâu trên The New Yorker, Vogue, InStyle và trang bị thêm salon bán trang sức cô dâu ở những cửa hàng lớn nhất của mình. Cuối năm nay, 5 trong số 31 cửa hàng Cartier ở Mỹ sẽ làm theo cách này. Những đôi uyên ương Trung Quốc gần đây bị tác động bởi trang sức kim cương. Vào tháng 4, Cartier đã giới thiệu salon trang sức cô dâu tại 14 cửa hàng ở Trung Quốc.

Miao Miao, 25 tuổi, trợ lý giám đốc thị trường cho hãng hàng không có trụ sở ở Hồng Kông, đã mua cặp nhẫn cưới "Love" của Cartier với giá 1.720USD ở một cửa hàng ở Hồng Kông trong năm nay. Miao Miao nói rằng hình ảnh quảng cáo của Cartier về nhẫn cưới như một biểu tượng tình yêu đã tác động tới cô. "Huyền thoại kể rằng ngón tay nối liền trái tim. Vì thế việc đeo nhẫn cưới nhắc bạn về lời cam kết đối với cuộc hôn nhân", cô kể.

Nhằm phát triển thị trường ở Mỹ, Cartier đã tung ra nhiều loại nhẫn kim cương với khung giá khác nhau.

Tháng 5.2007, Cartier đã giới thiệu chương trình "Set For You By Cartier" ở Mỹ. Kim cương được đặt vào giữa và tùy theo sở thích, khách hàng sẽ gắn thêm đá quý để trưng bày sẵn tại cửa hàng.

De Beers nổi tiếng với nhẫn kim cương ở Mỹ sau thế chiến thứ 2 đang cố gắng tăng gấp đôi số cửa hàng ở Mỹ (6 cửa hàng) vào cuối năm nay. Đầu năm 2007, De Beers đã giới thiệu website dành cho nhẫn đính hôn ở Mỹ, một nét mới mà Tiffany không có. Các thương hiệu nữ trang châu u cũng đang tận dụng cơ hội khi có sự thay đổi phong tục cưới hỏi ở các nước u châu. Van Cleef & Arpels thuộc Compagnie Financiere Richemont vừa mở "một quầy hàng cô dâu" trong cửa hàng của mình ở Paris.

Tại đây, nhân viên kinh doanh sẽ phục vụ rượu champagne và kẹo chocolate. Cửa hàng mở cửa rất khuya để chăm sóc các nhà quản lý trẻ, những người thường sắm nhẫn đính hôn bằng kim cương. Boucheron là một phần của Gucci Group, trực thuộc tập đoàn hàng xa xỉ Pháp PPR SA, đã bán nhẫn vàng đính kim cương hồng tại cửa hàng Place Vendôme ở Paris. Người địa phương thích mua những chiếc nhẫn này vì họ muốn trộn màu sắc truyền thống với khuynh hướng nhẫn kim cương.

Theo Mê Linh - Thời trang trẻ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.