WHO xem châu Âu là tâm dịch mới của Covid-19

16/03/2020 04:00 GMT+7

Trường học ở Pháp hiện đang đóng cửa và những các sự kiện tụ họp lớn trên khắp Châu Âu đã bị hủy bỏ. Nhưng tại Anh, những phản ứng của chính phủ với sự bùng phát dịch Covid-19 do virus corona chủng mới gây ra không quá ấn tượng.

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo về tình hình dịch Covid-19 tại châu Âu:
“Châu Âu hiện nay đã trở thành tâm điểm của đại dịch với số ca nhiễm và ca tử vong ghi nhận được nhiều hơn các vùng khác trên thế giới cộng lại, ngoại trừ Trung Quốc đại lục. Hiện tại, nhiều số ca nhiễm được xác nhận hằng ngày ở châu Âu cao hơn số ca được ghi nhận tại Trung Quốc trong lúc cao điểm của dịch bệnh".

WHO: "Châu Âu là tâm dịch Covid-19".

Reuters

Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo rằng, châu Âu bây giờ không chỉ là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi virus corona, vượt qua cả châu Á, mà còn có thể là “sai lầm chết người” nếu bất kỳ quốc gia nào nghĩ rằng chuyện tương tự sẽ không thể xảy ra với họ.
Tại Pháp, trẻ em đến trường ngày cuối cùng sau khi Tổng thống Emmanuel Macron yêu cầu đóng cửa các trường mẫu giáo, trường học và đại học – cho đến khi có thông báo mới nhất.

Đường phố Pháp vắng vẻ sau lệnh đóng cửa.

Reuters

Các buổi hòa nhạc biểu diễn trong hội trường tại Đức và các quán bia ở Cộng hòa Séc cũng dừng phục vụ khi bắt đầu tình trạng 30 ngày khẩn cấp.
Các nhà lãnh đạo châu Âu đã cảnh báo rằng tình hình sẽ còn xấu hơn trước khi có tiến triển tích cực.
Tại Ý, nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất tại châu Âu, chính phủ đã ra lệnh ép buộc đóng cửa các nhà hàng, quán rượu và hầu hết các cửa hàng ngoại trừ cửa hàng thực phẩm và hiệu thuốc.
Ở Vương quốc Anh, chính phủ không thực hiện nhiều biện pháp mạnh, mặc dù đây là nơi có gần đến 800 ca nhiễm vào ngày 12.3.
Thủ tướng Boris Johnson trước đó cho biết ưu tiên hiện tại là “trì hoãn cao điểm này và ép chúng xuống” để ngăn chặn nguy cơ quá tải cho cơ quan y tế.

Thủ tướng Anh Boris Johnson nhận nhiều chỉ trích vì công tác đối phó dịch Covid-19.

Reuters

Các chuyên gia cho rằng, họ đang áp dụng cách tiếp cận theo “giai đoạn”, không đưa ra các biện pháp nghiêm ngặt cho đến khi tỉ lệ ca nhiễm tăng “đột biến”, điều có thể sẽ mất vài tuần nữa mới xảy ra.
Việc đối phó của Anh được cho là đã chậm trễ 4 tuần so với nước Ý và các nước châu Âu khác.
Trong khi chính phủ đã phải đối mặt với nhiều lời chỉ trích, thì hiện tại, thông điệp – ít nhất tại Anh – vẫn là: “Hãy bình tĩnh và tiếp tục sống.”
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.