Ký ức 'khoét núi, ngủ hầm' và khối bộc phá ngàn cân trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Ký ức 'khoét núi, ngủ hầm' và khối bộc phá ngàn cân trong chiến dịch Điện Biên Phủ

12/04/2024 07:41 GMT+7

Đã 70 năm trôi qua, mỗi khi tháng 5 về, đại tá Lê Quyên, người tham gia từ những ngày đầu của chiến dịch Điện Biên Phủ, lại bồi hồi nhớ về cuộc chiến đấu đầy cam go, ác liệt.

"Tất cả là nhảy lên ôm với nhau: Cha mẹ ơi, sống rồi, sống rồi!. Suốt 100 ngày “đầu nung lửa sắt, máu trộn bùn non. Hôm nay là sống rồi!". Đây là lời kể của đại tá Lê Quyên - người chiến sĩ Điện Biên Phủ năm xưa về ngày 7.5.1954. 

Đại tá Lê Quyên nhớ về chiến dịch Điện Biên Phủ đấu đầy cam go, ác liệt

Đại tá Lê Quyên nhớ về chiến dịch Điện Biên Phủ đấu đầy cam go, ác liệt

N.V

Khoảnh khắc hạnh phúc nhất trong cuộc đời của ông là khi thấy lá cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” tung bay, biết mình và những người đồng đội còn sống. Đây cũng là thời khắc thiêng liêng, đáng nhớ với bất kỳ người dân Việt Nam nào khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp 9 năm ròng rã “nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”.

Đã 70 năm trôi qua, mỗi khi tháng 5 về, đại tá Lê Quyên, người tham gia từ những ngày đầu của chiến dịch Điện Biên Phủ, lại bồi hồi nhớ về cuộc chiến đấu đầy cam go, ác liệt.

"Ngày 29.3.1954, bắt đầu tổng tấn công đợt 2, đầu tiên Trung đoàn của tôi đánh lên đồi A1 vào buổi tối. Sáng 1.4, trở về thì không thành công, lúc đó Bộ tư lệnh chiến dịch cử Trung đoàn 102 của Sư đoàn 308 đánh tiếp đồi A1. Đến sáng 2.4, Trung đoàn 102 rút ra cũng không thành công', đại tá Lê Quyên nhớ lại.

Quân Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ ngày 20/11/1953

Quân Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ ngày 20/11/1953

Lưu trữ Bộ Quốc phòng Pháp

Ký ức ‘khoét núi, ngủ hầm’ và khối bộc phá ngàn cân trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Năm nay đã 92 tuổi, nhưng đại tá Lê Quyên vẫn nhớ rành rọt từng chi tiết, từng hình ảnh, từng người đồng đội chung đơn vị và diễn tiến của chiến dịch. Trái tim người lính thổn thức trong từng dòng hồi tưởng.

Đại tá Lê Quyên vẫn nhớ rành rọt từng chi tiết, từng hình ảnh, từng người đồng đội chung đơn vị ngày đó

Đại tá Lê Quyên vẫn nhớ rành rọt từng chi tiết, từng hình ảnh, từng người đồng đội chung đơn vị ngày đó

N.V

Ông nhớ lại thời điểm sau ngày 4.4.1954, sau khi Bộ Chỉ huy chiến dịch ra lệnh tạm ngừng chiến đấu, trên chiến trường mặt phía đông đã ngớt tiếng súng, nhưng ở phía tây các đơn vị vẫn tiếp tục đào hào, đánh lấn, tiến vào sân bay Mường Thanh.

Các chiến sĩ vận chuyển vũ khí, lương thực chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ

Các chiến sĩ vận chuyển vũ khí, lương thực chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ

N.V

"Kể từ ngày 4.4.1954 thì đồi A1 chúng tôi giữ một nửa, một nửa về phía đông và phía bắc, còn địch giữ một nửa về phía tây và phía nam. Hai bên giữ nhau như thế, nghĩa là giao thông hào bên này với giao thông hào địch ở bên kia cách nhau độ 20 mét thôi, ném lựu đạn sang nhau được. Thế nhưng mà lúc đấy tổ chức bắn tỉa, tức là phải đào, khoét một cái hầm", ông nhớ lại. 

Như nhà thơ Tố Hữu viết “khoét núi, ngủ hầm”, chúng tôi khoét trong 20 ngày, kể từ 10.4.1954 là bắt đầu khoét. Đại đội hùng binh khoét cái hầm ở dưới này, cao 1 mét, rộng độ 60 – 70 cm để đưa 1.000 cân bộc phá vào

Ký ức 'khoét núi, ngủ hầm' và khối bộc phá ngàn cân trong chiến dịch Điện Biên Phủ- Ảnh 5.Đại tá Lê Quyên


"Đến ngày 6.5.1954, bắt đầu chuẩn bị tổng công kích lần 3, cũng là đợt cuối cùng. Lúc đó, hầm này được chuyển 1.000 cân bộc phá vào trong này, đặt vào sát cái hầm của nó. Tối 6.5.1954, bắt đầu cho bộc phá này nổ. Quả bộc phá nổ để làm phát lệnh tổng tiến công. Sau khi một quả bộc phá nổ thì trung đoàn tôi đánh ở bên trên, vẫn tiếp tục đánh đồi A1. Lính trong hầm ngầm bị choáng váng rồi, bị sức ép rồi cho nên choáng váng và quân ta đánh vào tương đối thuận lợi", đại tá Lê Quyên chia sẻ. 

Đại tá Lê Quyên bồi hồi nhớ lại khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong cuộc đời vào chiều ngày 7.5.1954 khi quân đội ta tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ mạnh nhất Đông Dương của thực dân Pháp, bắt sống tướng chỉ huy De Castries.

Hình ảnh lính Pháp vẫy cờ trắng đầu hàng năm 1954

Hình ảnh lính Pháp vẫy cờ trắng đầu hàng năm 1954

Trung tâm Lưu trữ quốc gia III

Dấu ấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Quyết định cân não làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ

"Đến 2 giờ chiều ngày 7.5 thì lẻ tẻ cờ trắng của địch bắt đầu giơ lên, ra hàng. Cho đến khoảng 4 giờ chiều ngày 7.5, tướng De Castries cùng với toàn Bộ chỉ huy cùng với những người xung quanh ở Mường Thanh ra đầu hàng hết. Lúc ấy vui sướng vô cùng, sung sướng vô cùng sau  hơn 100 ngày gian khổ. Cả một cuộc đời không thể nào có điều gì sung sướng bằng khi thấy chúng ra đầu hàng", đại tá Lê Quyên xúc động nhớ lại.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.