Ngập như sông ngay trên dự án chống ngập: Chuyên gia nói 'không thể chấp nhận', vì sao?

Ngập như sông ngay trên dự án chống ngập: Chuyên gia nói 'không thể chấp nhận', vì sao?

20/05/2024 08:10 GMT+7

Tình trạng ngập vẫn xảy ra ở khu vực chợ Thủ Đức mặc cho đã có hệ thống thoát nước mới. Đây vốn được coi là “rốn ngập” của TP.HCM, chuyên gia nhận định ra sao về dự án chống ngập đường Võ Văn Ngân 248 tỉ đồng vừa khánh thành cách đây chưa đầy một tháng.

Vừa qua, sau cơn mưa lớn nhất từ đầu năm đến nay vào chiều 15.5.2024, khu vực chợ Thủ Đức ngập trong "biển nước". Đáng nói, tại khu vực này đã có hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân 248 tỉ đồng vừa khánh thành chưa đầy một tháng. Nhiều người đặt dấu hỏi với hiệu quả thoát nước của công trình này.

Nắp cống bật lên sau trận mưa kéo dài

Nắp cống bật lên sau trận mưa kéo dài

Công trình chống ngập chợ Thủ Đức qua góc nhìn chuyên gia: “không thể chấp nhận được”

Trao đổi với Thanh Niên, GS.TSKH Lê Huy Bá - Nguyên Viện trưởng Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường (Trường ĐH Công nghiệp TP HCM) cho biết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bung nắp cống cũng như ngập sâu khi mưa lớn xảy ra tại chợ Thủ Đức vừa qua. 

GS.TSKH Lê Huy Bá - Nguyên Viện trưởng Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường (Trường ĐH Công nghiệp TP HCM)

GS.TSKH Lê Huy Bá - Nguyên Viện trưởng Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường (Trường ĐH Công nghiệp TP HCM)

Nguyên nhân của vấn đề này là chưa tìm hiểu được những trận mưa mà có tỷ lệ phần trăm của nó 100 năm, 50 năm, 10 năm, 7 năm, … một lần lượng mưa bao nhiêu?. Mình phải tìm cách khống chế, không chống lại hoàn toàn đối với thiên nhiên mà là phải nương theo tác động của thiên nhiên, lái nó theo hướng thuận lợi cho mình. Trong thoát nước cũng vậy, chúng ta phải nghĩ đến chuyện tỉ suất bao nhiêu năm thì lượng nước đổ xuống là bao nhiêu?. Và xuất hiện các trận mưa đột biến như thế là bao nhiêu lần để có các biện pháp đối phó

Ngập như sông ngay trên dự án chống ngập: Chuyên gia nói 'không thể chấp nhận', vì sao?- Ảnh 3.GS.TSKH Lê Huy Bá


Ngập như sông ngay trên dự án chống ngập: Chuyên gia nói 'không thể chấp nhận', vì sao?- Ảnh 4.

Ngập như sông ngay trên dự án chống ngập: Chuyên gia nói 'không thể chấp nhận', vì sao?- Ảnh 5.

Về phía đơn vị phụ trách chống ngập TP.Thủ Đức lý giải, do lưu lượng nước dồn về nhiều trong thời gian ngắn, lưu tốc dòng chảy lớn do độ dốc cao, cùng với hệ thống thoát đang trong quá trình đánh giá sau thi công cùng khu vực hạ lưu không thoát nước kịp dẫn đến hiện tượng dồn ép, làm bung nắp hố ga.

Có cống thoát nước mới, chợ Thủ Đức vẫn ngập sâu: Tiểu thương nơm nớp 'thấy mưa là sợ'

Theo đó, GS.TSKH Lê Huy Bá đánh giá rằng đây là công trình làm thoát nước không thành công và không thể chấp nhận: "Nếu nói thất bại thì hơi khó nói, nhưng mà nói chấp nhận được không thì không chấp nhận được".

Ngập như sông ngay trên dự án chống ngập: Chuyên gia nói 'không thể chấp nhận', vì sao?- Ảnh 6.

Ngập như sông ngay trên dự án chống ngập: Chuyên gia nói 'không thể chấp nhận', vì sao?- Ảnh 7.

Nếu chúng ta chỉ nghĩ đến mưa, mưa thì có mấy yếu tố mưa, và nước triều thì chưa đủ. Mà phải xem kỹ hơn là các nhân tố mưa là cái gì trong cái hệ sinh thái đấy chúng ta phải giải quyết vấn đề gì thì chúng ta phải nghĩ đến cái hệ sinh thái của nó. Hệ sinh thái để trong dây chuyền mắc lỗi chỗ nào, gỡ chỗ nào thì gỡ chỗ đó, nó giải quyết được toàn cục. Chúng ta chưa thành công lắm giải quyết được vấn đề ngập ở trước cửa nhà thờ và nhà thiếu nhi, nhưng lại ngập ở chợ Thủ Đức thì lại gây ra tác hại hơn nhiều.

Ngập như sông ngay trên dự án chống ngập: Chuyên gia nói 'không thể chấp nhận', vì sao?- Ảnh 8.GS.TSKH Lê Huy Bá

Trước đó, ông Mai Hữu Quyết - Phó chủ tịch UBND TP.Thủ Đức cho rằng dự án chống ngập đường Võ Văn Ngân mang lại hiệu quả bước đầu. Cụ thể, nếu như trước đây có 2 điểm ngập trên tuyến đường này ở đoạn trước nhà thờ và nhà thiếu nhi, thì cơn mưa chiều ngày 15.5 không còn ngập, đồng thời không còn tình trạng nước mưa chảy xiết. Cùng với đó, thời gian rút nước nhanh hơn khi cơn mưa ngày 15.5 chỉ 15 đến 20 phút là nước rút hết, trong khi trước đây phải mất 30 phút, hoặc thậm chí là qua đêm.


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.